Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, CNTT, luyện kim:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.2.3 Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, CNTT, luyện kim:

4.2.3.1 Ngành công nghiệp cơ khí:

4.2.3.1.1 Quan điểm:

Ngành công nghiệp cơ khí là nền tảng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp một cách bền vững, tạo thế mạnh trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao cho nền kinh tế . Phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim phải phù hợp với định hướng quy hoạch chung của ngành công nghiệp Quảng Ninh đến 2020, định hướng chiến lược phát triển ngành cơ khí cả nước và định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ . Công nghiệp cơ khí được ưu tiên thu hút đầu tư với các cơ chế , chính sách phù hợp ; Đặc biệt là một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, quan trọng, phù hợp với sự chuyển đổi chung của nền kinh tế.

Đẩy mạnh liên kết hỗ trợ phát triển giữa công nghiệp cơ khí trên địa bàn Quảng Ninh với Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh… và cả nước. Xác định ngành cơ khí trên địa bàn Quảng Ninh là khâu quan trọng trong phát triển chung của ngành cơ khí cả nước.

Phát triển ngành công nghiệp cơ khí trở thành một trong nhữ ng ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh . Phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực hiện có, tập trung đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá từng bước để có được công nghệ hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, chế tạo, gia công hoàn thiện và lắp ráp. Ưu tiên phát triển ngành cơ khí với trình độ khoa học công nghệ cao, hiện đại.

Ngành cơ khí trên địa bàn phải thật sự là nền tảng cho phát triển kinh tế của Tỉnh, phục vụ tốt ngành công nghiệp than, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp năng lượng,...trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

4.2.3.1.2 Cơ sở phát triển ngành công nghiệp cơ khí:

Quảng Ninh có truyền thống và lực lượng làm cơ khí qua nhiều năm, trưởng thành qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là đóng tàu và cơ khí mỏ. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí trên địa bàn ngày càng tăng cũng là cơ sở căn bản để thúc đẩy phát triển ngành.

4.2.3.1.3 Định hướng ngành công nghiệp cơ khí:

Trên cơ sở xem xét hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các dự án và xem xét nhu cầu thị trường trong nước, mức độ tham gia vào chuỗi sản xuất cơ khí toàn cầu của Tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung, dự kiến sẽ đầu tư một số dự án nhưng với yêu cầu làm chủ thiết kế và tư vấn chế tạo toàn bộ sản phẩm với công nghệ cao tiên tiến, hiện đại; Các thiết bị sản xuất ra phải là cơ sở để thực hiện một nền sản xuất xanh, sạch, tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, có gia trị gia tăng cao, cụ thể định hướng vào các nhóm dự án và lĩnh vực sau:

- Nâng cao năng lực một số dự án chế tạo thiết bị mỏ, thiết bị phương tiện thủy, bộ cao tốc, sử dụng vật tư nhẹ để sử dụng trong nước và xuất khẩu;

- Đầu tư mới sản xuất phương tiện vận tải, thiết bị định vị kiểm soát hải phận…;

- Làm chủ thiết kế và chế tạo các thiết bị, phương tiện bảo vệ, an ninh, phòng chống cháy nổ;

- Nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ngành cơ khí tỉnh cần được tổ chức hướng hoạt động tập trung phục vụ các ngành, các lĩnh vực mà Tỉnh có lợi thế so sánh như: công nghiệp khai thác và chế biến than, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng, công nghiệp chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô, máy công trình; phát triển hệ thống các doanh nghiệp phụ trợ cho công nghiệp than, công nghiệp đóng tàu; đa dạng hoá các sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng và đời sống nhân dân.

4.2.3.2 Ngành Luyện kim:

4.2.3.2.1 Quan điểm:

Phát triển phù hợp với Quy hoạch tổng thể công nghiệp Tỉnh; Tận dụng thế mạnh về khoáng sản than, vật liệu khoáng phi kim, cảng biển, các doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm thép để xây dựng ngành luyện kim nhằm đáp ứng nhu cầu thép cho các ngành đóng tầu, cơ khí chế tạo, cầu đường, cầu cảng ...

Phát triển trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến, đi từ khâu quặng, trên cơ sở xuất than để mua quặng nước ngoài hay hợp đồng cùng khai thác quặng ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh.

4.2.3.2.2 Cơ sở phát triển:

Quảng Ninh là tỉnh kém phát triển ngành công nghiệp luyện kim vì tỉnh có ít khoáng sản kim loại có thể khai thác quy mô công nghiệp để phát triển ngành. Tỉnh hiện nay có duy nhất mỏ antimon Dương Huy là khả thi và có thể khai thác công nghiệp phục vụ cho luyện antimon kim loại. Tổng trữ lượng quặng ở Khe Sim và Đống Quặng là 648557 tấn, số lượng kim loại trong quặng là 85594 tấn.

Tuy nhiên Quảng Ninh cũng có nhiều thuận lợi khác để phát triển ngành luyện kim vì có cảng biển, có nhà máy đóng tầu, có sản lượng than rất lớn; Có thể bán than để mua quặng sắt, mua tầu cũ về phá dỡ. Trên cơ sở đó phát triển luyện kim đen đáp ứng nhu cầu công nghiệp trên địa bàn.

4.2.3.2.3 Định hướng:

Phát huy các lợi thế về sản lượng than, sản phẩm phi kim loại như xi măng, gạch Cotto, cảng biển, nhà máy đóng tầu Hạ Long để phát triển ngành luyện kim (chủ yếu là luyện kim đen), đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Đưa công nghệ - thiết bị tiên tiến vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất. Áp dụng công nghệ cao trong hệ thống điều khiển tự động các quá trình luyện kim thép. Luyện thép bằng lò thổi ôxy: Đây là công nghệ chủ yếu để luyện

thép hiện nay trên thế giới. Hiện nay, các doanh nghiệp đang nghiên cứu và áp dụng nhiều công nghệ cao và tiến bộ kỹ thuật vào ngành sản xuất này.

Có chính sách hợp lý để thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế trong xã hội. Đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vì nó là ngành công nghiệp nặng, vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn lâu.

Có chính sách đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và công nghệ.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng đầu tư có thể xem xét mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án định hướng là:

- Mở rộng và đầu tư mới Nhà máy thép đặc biệt phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.

- Đầu tư chiều sâu và hiện đại hóa một số lò luyện thép có tại thời điểm năm 2020.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)