Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 112)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.3.6 Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu:

Cần có quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến; Cho phép các ngành chế biến được để lại 2-3% giá trị nguyên liệu trong giá thành để phát triển vùng nguyên liệu.

Tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hòa lợi ích hợp lý giữa các phía, ưu đãi phát triển ở các vùng sâu, vùng xa nhiều hơn ở các vùng có điều kiện thuận lợi. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Các nhà máy cần có bộ phận nông vụ để lo về nguyên liệu. Từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho Nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.

Hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hái và sơ chế, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất .

4.3.7 Giải pháp tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh:

Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để định hướng cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Tập trung phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất-kinh doanh, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ thông tin

thị trường... đối với doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khuyến khích phát triển.

Tập trung mọi nguồn lực tổ chức thực hiện chiến lược xuất khẩu của Tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn, truyền thống, phát triển các mặt hàng có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới để tăng sức cạnh tranh; xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu.

Sở Công thương cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát triển công nghiệp.

Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong tỉnh là đầu mối xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp.

Thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp các hội chợ, chợ công nghệ, triển lãm .v.v…

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)