Hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 77 - 78)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.1.Hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Chi và quản lý, điều hành ngân sách chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị xã.

Hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách có một số tồn tại là:

Các định mức hiện dùng đều dựa trên phương pháp phân bổ chi tiêu dựa chủ yếu trên nguồn lực đầu vào, chúng không tạo ra cầu nối ràng buộc giữa việc sử dụng ngân sách và hiệu quả chi tiêu, không khuyến khích đơn vị tiết kiệm ngân sách, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc hợp lý, chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng ngân sách đó.

Định mức phức tạp và xơ cứng, thiếu linh hoạt cần thiết để khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Một số định mức còn mâu thuẫn với nhau và lạc hậu; Thời gian định mức cho một giai đoạn ổn định trong 3 năm. Trong lúc đó biến động của kinh tế, giá cả thị trường liên tục làm ảnh hưởng đến chi hành động của các đơn vị điều hành ngân sách.

Định mức phân bổ ngân sách mới chỉ tính cho lĩnh vực chi thường xuyên, còn lĩnh vực chi đầu tư phát triển chưa có định mức phân bổ, mặc dù khoản chi này thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách Thị và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thị xã.

Ngoài việc thực hiện theo luật. Thực hiện ngân sách hàng năm còn phụ thuộc vào quyết định phân cấp quản lý và điều hành ngân sách của Tỉnh và quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách hàng năm sau khi đã được Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.

Cơ chế điều tiết tỷ lệ thu ngân sách được hưởng, một số mục không khuyến khích được chủ động và tính toán tăng nguồn thu ở địa phương đặc biệt là cấp phường, xã.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 77 - 78)