5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển tài chính của địa phương
- Thu ngân sách tăng 15 - 18%/năm (trừ thu từ cấp quyền sử dụng đất). - Tổng mức đầu tư toàn xã hội: 6.500 - 7.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác 1.000 - 1.200 tỷ đồng.
- Tập trung rà soát xây dựng nguồn thu sát đúng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã để tăng cường tính chủ động trong công tác lập dự toán thu ngân sách của Thị xã, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị, cảnh quan môi trường, hệ thống điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế phường theo chuẩn quốc gia quy định đặc biệt là vùng khó khăn bãi ngang ven biển (phường Nghi Tân).
- Động viên về thuế, phí vào ngân sách nhà nước song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã, tỉnh Nghệ An và tiến trình hội nhập khu vực, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn Thị xã; tích cự khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vục kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên ưu tiên chi đầu tư phát triển; tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND Thị xã thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân
sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ đề ra.
- Chấp hành tốt Luật ngân sách Nhà nước; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Từng bước nâng số xã phường tự cân đối được ngân sách. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
3.2.1. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phải phù hợp với chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như điều kiện các mặt ở địa phương
Chú trọng phát huy nội lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng và khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm dần từng bước về khoảng cách phát triển kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị. Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.
Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách phải dựa vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng không những là tiền để cho phát triển mà còn là điều kiện tiên quyết để giảm bớt đói nghèo, tạo công ăn việc làm và ổn định chính trị xã hội.
Tập trung thu hút các nguồn đầu tư từ các dự án FDI, ODA, các các hình thức đầu tư BT, BOT, BO, các nguồn đầu tư khác. Coi trọng việc khai thác các nguồn lực bên ngoài với phát huy nội lực trong từng đơn vị cơ sở và nhân dân. Xây dựng các giải pháp đồng bộ để đảm bảo thu ngân sách ổn
định, bền vững; kiểm soát được giá cả thị trường. Ưu tiên chi đầu tư phát triển, sự nghiệp thị chính, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Đảm bảo an sinh xã hội.