Hạn chế trong thực hiện chu trình ngân sách

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 78 - 102)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.2.Hạn chế trong thực hiện chu trình ngân sách

2.3.2.2.1. Hạn chế trong lập dự toán ngân sách nhà nước

Việc lập dự toán thu - chi ngân sách Nhà nước chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định. Do nguồn thu NSNN trên địa bàn hạn hẹp, Thị xã cũng như hầu hết các

phường trên địa bàn Thị chưa tự cân đối được ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh.

Dự toán ban đầu (lập trước ngày 20/7 hàng năm) mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ước đoán, độ chuẩn xác không cao, dự toán chính thức thường có sự điều chỉnh lớn so với dự toán ban đầu.

Chất lượng dự toán chi ngân sách chưa đảm bảo, quá trình chấp hành ngân sách còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, theo các định mức phần lớn thì một số đơn vị thực hiện quá thấp không đảm hoạt động do đó không đưa ra cơ chế điều hành.

Dự toán ngân sách Thị sau khi được tính cân đối các khoản chi cụ thể, Hội động nhân dân cấp Thị họp và ra Nghị quyết chỉ phát huy được quyền khi giao tăng thu ngân sách sau phần dự toán Tỉnh giao làm hạn chế quyền lực về giám sát của HĐND Thị trong việc phê chuẩn dự toán ngân sách cấp thị hàng năm.

2.3.2.2.2. Hạn chế trong chấp hành ngân sách Nhà nước

* Về thu ngân sách: Công tác thu NSNN trên địa bàn Thị xã Cửa Lò vẫn cần phải được củng cố và hoàn thiện.

Thuế ngoài quốc doanh còn thất thu do các hộ chưa thực hiện mở sổ sách kế toán đầy đủ theo quy định, thực hiện sai chế độ ghi hoá đơn bán hàng; tình trạng thất thu diễn ra ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn uống, vận tải và một số dịch vụ khác,...

Công tác quản lý thu, công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế chưa được đẩy mạnh dẫn tới còn thất thu thuế.

Việc quản lý nguồn thu của ngân sách phường tuy đã từng bước chấn chỉnh, song công tác thu ngân sách phường còn chặt chẽ, chưa phản ánh đẩy đủ vào ngân sách theo luật định. Các phường chưa chủ động trong thu ngân sách. Nguồn thu vượt để lại 50%, còn 50% đưa vào nguồn... Do đó chưa khuyến khích công tác thu. Các phường chủ yếu phụ thuộc vào sự trợ cấp cân đối ngân sách của cấp Thị.

* Về chi ngân sách: Chi ngân sách vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các khoản chỉ sự nghiệp kinh tế: Định mức đô thị loại 3 còn thấp, trong khi đó chi cho công tác vệ sinh môi trường, hệ thống điện chiếu sáng, chỉnh trang đô thị, sử chữa thường xuyên, cây xanh thảm cỏ chỉ mới bằng ½ theo định mức quy định tại Quyết định 108 của UBND Tỉnh (Kinh tế đô thị loại III định mức 15 tỷ đồng; riêng hệ thống vệ sinh môi trường, cây xanh thảm cỏ đã mất 25 tỷ đồng) làm hạn chế công tác phát triển đô thị.

Chi lĩnh vực y tế, giáo dục: Nguồn đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị chưa đáp ứng với yêu cầu, nhu cầu khám chữa bệnh cũng như phục vụ dạy và học. Trong đó công tác xã hội hóa còn hạn chế và còn nhiều văn bản từ Trung ương, tỉnh, Thị xã còn ràng buộc, chồng chéo.

Hiệu quả sử dụng NSNN còn chưa cao ở một số khâu, một số hoạt động, đặc biệt là trong XDCB và thực hiện các chương trình, dự án.

Công tác khoán chi hành chính và giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu của Thị xã đã thu được một số kết quả, song vẫn còn có tình trạng thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch tại một số cơ quan chưa được thực hiện đầy đủ.

Công tác quản lý chi ngân sách cấp phường còn hạn chế. Công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN chưa theo sát với yêu cầu, quy định của Luật NSNN.

2.3.2.2.3. Hạn chế trong khâu quyết toán ngân sách Nhà nước

Công tác quyết toán NSNN ở Thị xã Cửa Lò hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số đơn vị dự toán và ngân sách cấp phường lập báo cáo quyết toán còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu- chi không đúng mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp chính quyền Thị, xã chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở báo cáo thu - chi ngân sách chi tiết theo nội dung và mục lục NSNN.

Công tác tổ chức thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục hợp thức hoá số liệu thu chi NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành còn chậm.

Kho bạc là đơn vị kiểm soát chi nhưng chưa có trách nhiệm trong công tác tham gia giám sát...các đơn vị.

2.3.2.2.4. Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra ngân sách Nhà nước

Công tác thanh tra, kiểm tra NSNN của các cơ quan quản lý Nhà nước đã được chú trọng, tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hàng năm Thị xã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhưng chưa tổ chức được nhiều cuộc kiểm tra do biên chế ít. Cán bộ chuyên quản của Phòng tài chính - kế hoạch thị chưa tích cực tới nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các đơn vị cơ sở chấp hành quy định quản lý ngân sách.

Tóm lại, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế quản lý ngân sách

Nhà nước trên địa bàn Thị xã Cửa Lò trong thời gian qua vẫn còn hạn chế cần phải sớm được khắc phục, bổ sung, hoàn thiện cả trong việc phân cấp quản lý ngân sách lẫn không ngừng cải tiến hoàn thiện các khâu của chu trình Lập - Chấp hành - Quyết toán ngân sách nhằm làm cho hoạt động của ngân sách Nhà nước địa phương ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thị xã trong thời gian tới.

Những hạn chế trên là do các nguyên nhân dưới đây: - Nguyên nhân khách quan:

Do hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của Thị xã vẫn còn thấp, các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhưng phát triển không ổn định, công nghiệp mới bắt đầu trong giai đoạn phát triển, số lượng cơ sở công nghiệp lớn còn ít, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đủ mạnh,... nên mặc dù ngành thuế và các cấp chính quyền đã cố gắng trong công tác thu ngân sách song tổng số thu ngân sách dù đã có bước tăng trưởng vượt bậc nhưng

vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chi, nguồn chi vẫn nhờ số trợ cấp cân đối của ngân sách cấp trên.

- Nguyên nhân chủ quan:

Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương và giữa các cơ quan trong bô máy quản lý ngân sách với các cấp chính quyền địa phương trong triển khai một số nhiệm vụ còn chưa đồng bộ...

Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa được tổ chức thực hiện ở diện rộng. Một bộ phận cán bộ đảng viên làm công tác quản lý tài chính, ngân sách trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa tích cực nghiên cứu học tập nâng cao trình độ, chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để nâng cao hiệu quả

quản lý và sử dụng NSNN trên địa bàn thị xã, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, đòi hỏi cần thiết phải đưa ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ và hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay.

- Chương 3 -

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ - NGHỆ AN (Giai đoạn 2012 - 2015)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG THỜI GIAN TỚI PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Cửa Lò đến 2015 Xây dựng Thị xã trở thành thành phố du lịch biển xanh - sạch - đẹp, giàu Xây dựng Thị xã trở thành thành phố du lịch biển xanh - sạch - đẹp, giàu mạnh, văn minh; kinh tế phát triển nhanh và bền vững; kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân; văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Cụ thể các chỉ tiêu chính về định hướng phát triển:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 17-18%. Tổng GTSX đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với 2010.

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người đến năm 2015 tăng 2 - 2,3 lần, đạt 65-70 triệu đồng (tương đương 3.000 - 3.200 USD)

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ: 61-62%; CN-XD: 35-36%; Nông, lâm, ngư: 3-4%. - Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92 - 95%. Khối xóm văn hóa 85-90%, đạt tiêu chí Thị xã Văn hoá vào đầu những năm 2010 - 2015.

- Đến năm 2015 cơ bản các trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. - Tăng dân số ổn định ở mức độ 1%; sinh con thứ 3 dưới 10%, trẻ suy dinh dưỡng duới 15%, đạt 9 bác sỹ/1 vạn dân.

- Cơ bản không còn hộ nghèo; tạo thêm việc làm cho 1.200 - 1.500 lao động. Tỷ lệ lao động lao động qua đào tạo 65% - 70%.

- Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% thải rắn đô thị được thu gom xử lý, 100% hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh, 100% dân số được dùng nước sạch (60-70% dùng nước máy). Phấn đấu đạt tiêu chuẩn môi trường tốt nhất trong cả nước.

- Không để xẩy ra điểm nóng, đảm bảo ANCT-TTAT xã hội. Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu giao quân, huấn luyện, diễn tập, động viên quân dự bị. 100% cơ sở xã, phường đạt ATLC - SSCĐ. Xây dựng lực lượng công an, quân sự vững mạnh toàn diện, các cơ quan nội chính, Tư pháp xuất sắc.

3.1.2. Mục tiêu phát triển tài chính của địa phương

- Thu ngân sách tăng 15 - 18%/năm (trừ thu từ cấp quyền sử dụng đất). - Tổng mức đầu tư toàn xã hội: 6.500 - 7.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách và các nguồn vốn khác 1.000 - 1.200 tỷ đồng.

- Tập trung rà soát xây dựng nguồn thu sát đúng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã để tăng cường tính chủ động trong công tác lập dự toán thu ngân sách của Thị xã, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị, cảnh quan môi trường, hệ thống điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế phường theo chuẩn quốc gia quy định đặc biệt là vùng khó khăn bãi ngang ven biển (phường Nghi Tân).

- Động viên về thuế, phí vào ngân sách nhà nước song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã, tỉnh Nghệ An và tiến trình hội nhập khu vực, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn Thị xã; tích cự khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vục kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên ưu tiên chi đầu tư phát triển; tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND Thị xã thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân

sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ đề ra.

- Chấp hành tốt Luật ngân sách Nhà nước; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Từng bước nâng số xã phường tự cân đối được ngân sách. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ

3.2.1. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phải phù hợp với chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như điều kiện các mặt ở địa phương

Chú trọng phát huy nội lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng và khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm dần từng bước về khoảng cách phát triển kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị. Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.

Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách phải dựa vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng không những là tiền để cho phát triển mà còn là điều kiện tiên quyết để giảm bớt đói nghèo, tạo công ăn việc làm và ổn định chính trị xã hội.

Tập trung thu hút các nguồn đầu tư từ các dự án FDI, ODA, các các hình thức đầu tư BT, BOT, BO, các nguồn đầu tư khác. Coi trọng việc khai thác các nguồn lực bên ngoài với phát huy nội lực trong từng đơn vị cơ sở và nhân dân. Xây dựng các giải pháp đồng bộ để đảm bảo thu ngân sách ổn

định, bền vững; kiểm soát được giá cả thị trường. Ưu tiên chi đầu tư phát triển, sự nghiệp thị chính, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Đảm bảo an sinh xã hội.

3.2.2. Điều hành quản lý ngân sách trên cơ sở mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã

Đánh giá tiềm năng và tốc độ phát triển của đô thị loại 3 với mục tiêu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội đạt các tiêu chí Thị xã trở thành thành phố du lịch biển vào năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ - NGHỆ AN (giai đoạn 2012 - 2015)

3.3.1. Tăng cường quản lý và tạo dựng, khai thác nguồn thu mới * Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện phát triển kinh tế - xã * Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn vậy cần phải triệt để khai thác các nguồn thu sẵn có và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho ngân sách Thị xã. Để phát triển nguồn thu cho ngân sách, ngoài việc tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có, cấp chính quyền địa phương còn phải có các giải pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu một cách ổn định, bền vững thì phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 78 - 102)