Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.2.Kinh nghiệm của Hàn Quốc

tài chính của thành phố Seoul và tỉnh Gyeonggi)

Hàn Quốc có 3 cấp chính quyền hoàn chỉnh: Trung ương; Cấp Thành phố trực thuộc trung ương; Cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; riêng cấp xã, thị trấn chỉ mang tính tự quản, không có hội đồng nhân dân (cấp này không có ngân sách).

Công tác lập dự toán, chấp hành kế toán và quyết toán đối với ngân sách địa phương được thực hiện như sau: Ngày 31/03 hàng năm các đơn vị

phải lập dự toán gửi Bộ Nội Chính, cuối tháng 5, Bộ Nội Chính tiến hành kiểm tra các công trình đầu tư với mục đích xem xét lại việc đầu tư có theo đúng dự án ban đầu không, nếu dự án thực hiện đúng theo tiến độ thì đây là cơ sở bố trí cho năm sau; Đến 31/7 Bộ Nội Chính gửi hướng dẫn xây dựng dự toán năm sau cho các địa phương theo nguyên tắc trao quyền chủ động cho địa phương; Tháng 8 Bộ Nội Chính giao số kiểm tra cho các đơn vị, trong đó quy định chi tiết từng hạng mục cần thiết như mục chi lương, chi lễ hội...; Cuối tháng 12 các cơ quan tài chính địa phương lập và phân bổ dự toán báo cáo UBND trình HĐND quyết định;Kết thúc năm, 232 đơn vị tỉnh, thành phố, quận, huyện phải nộp quyết toán cho Bộ Nội Chính. Dựa trên tiêu chuẩn quy định, Bộ Nội Chính thực hiện phân tích quyết toán, mỗi địa phương có một bộ phận chuyên môn riêng kiểm tra quyết toán. Việc kiểm tra quyết toán không làm thường xuyên mà tuỳ thuộc hàng năm, thời gian kiểm toán là 20 ngày.

Đối với công lập kế hoạch trung hạn: Cùng với việc lập dự toán ngân

sách hàng năm UBND các cấp phải xây dựng kế hoạch tài chính và chỉ tiêu trung hạn kế hoạch này được gửi HĐND, nhưng HĐND không phê chuẩn kế hoạch này mà sử dụng để làm căn cứ xem xét quyết định dự toán ngân sách hàng năm. Mục tiêu việc xây dựng kế hoạch tài chính và chỉ tiêu trung hạn là để tăng cường hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực ngân sách, gắn kế hoạch hàng năm với kế hoạch trung hạn;

Phân cấp ngân sách cho địa phương:

Nhiệm vụ chi: Ngân sách địa phương thực hiện nhiệm vụ chi còn lại theo nguyên tắc giao quyền tự trị cho địa phương như chi quản lý hành chính địa phương, chi phúc lợi, y tế xã hội, chi phát triển nông nghiệp, thương mại địa phương, quy hoạch thành phố và xây dựng hệ thống cấp nước, của trả nợ vay của ngân sách địa phương.

Nguồn thu: bao gồm thuế đăng ký, thuế chuyển nhượng, thuế dân cư, thuế giáo dục địa phương, thuế tài sản, thuế giao thông, thuế tiêu dùng thuốc lá, thuế xe, phí thu từ các dịch vụ công, dịch vụ quản lý hành chính, thu tiền

nước, thu từ hoạt động của tầu điện ngầm do địa phương quản lý. . . với các cơ cấu nguồn thu như trên ngân sách địa phương chỉ chiếm khoảng 20 % trong tổng ngân sách nhà nước.

Đối với chi ngân sách: Chi ngân sách của Hàn Quốc đặc biệt quan tâm

đến lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực, Xét ở số tương đối chi cho lĩnh vực này chiếm khoảng13 % tổng chi ngân sách địa phương trong đó giáo dục phổ thông chiếm 87%, giáo dục trên phổ thông và mầm non là 13% (riêng với giáo dục phổ thông cơ cấu chi lương chiếm 70% tổng chi cho giáo dục).

Bổ xung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương : Bổ sung

từ ngân sách địa phương cho ngân sách trung ương chia thành 3 loại.

Loại 1 là trợ cấp cân đối để bù đắp thâm hụt ngân sách nhằm đảm bảo cho các địa phương có đủ nguồn tài chính tối thiểu để thực hiện các nhiệm vụ chi được phân cấp. Trợ cấp cân đối được xác định trên nguyên tắc chênh lệch thu, chi. Nguồn trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương cho địa phương bằng 15% tổng thu nội địa. Tổng thu nội địa được xác định bằng tổng thu thuế quốc gia trừ thuế giao thông, thuế giáo dục, thuế đặc biệt cho phát triển nông thôn và thuế hải quan. Tuy nhiên khi tính trợ cấp cân đối còn trừ thuế rượu, bia và thuế điện thoại vì hai loại thuê này chuyển giao 100% cho địa phương ở trợ cấp loại 2.

Loại 2 là trợ cấp theo mục tiêu và trọn gói cho địa phương nhằm tập trung vào 5 lĩnh vực cần ưu tiêu phát triển như : đường giao thông, hệ thống thoát nước, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế địa phương và giáo dục thanh thiếu niên, trong 5 lĩnh vực đầu tư này cũng quy định cụ thể tỉ lệ phần trăm(%) dành cho từng lĩnh vực. Cục thể là 48% cho xây dựng đường giao thông, 25% cho cấp nước, thoát nước, 17% cho phát triển vùng, 8,3 % cho phát triển nông thôn và 0,7 % cho giáo dục thanh thiếu niên. Nguồn để bổ sung trợ cấp loại 2 được xác định trên cơ sở tổng số của 100% tiền thu sử dụng điện thoại và thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng bia, rượu.

cho những lĩnh vực về nguyên tắc trung ương phải đảm bảo, nhưng do những dự án này có hiệu quả thiết thực đến người dân địa phương nên nhà nước đã giao cho địa phương làm(như trung tâm văn hoá, thể thao, xây dựng đường tàu điện ngầm). Mức hỗ trợ ngân sách cho từng lĩnh vực được quy định cụ thể, tỷ lệ hỗ trợ cho từng địa phương phụ thuộc vào khả năng ngân sách của từng tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 32 - 35)