Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 42 - 102)

5. Bố cục của luận văn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Cửa Lò là một trong 20 đơn vị hành chính cấp huyện, một trong 2 trung tâm đô thị lớn của tỉnh Nghệ An. Diện tích của Cửa Lò là 28,262 km2, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, trải rộng từ 18o55’ đến 19o15’ Vĩ độ Bắc và từ 105o38’ đến 105o52 kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt (300 ha).

- Phía Bắc và Tây giáp huyện Nghi Lộc;

- Phía Nam giáp sông Lam và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Đông giáp biển Đông.

Thị xã Cửa Lò có 7 đơn vị hành chính: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hòa và Nghi Hải.

Thị xã Cửa Lò chạy dọc theo bờ biển với chiều dài trên 10 km, nằm giữa hai cửa sông lớn là Cửa Lò và Cửa Hội . Thị xã Cửa Lò cách thành phố Vinh 17 km về hướng Đông Bắc và được nối với Vinh bằng các tuyến đường Vinh - Cửa Hội, Vinh - Quán Bánh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò. Mạng lưới giao thông phát triển sẽ càng gắn bó hai đô thị này với nhau về kinh tế và xã hội, làm đối trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

Hệ thông giao thông đối ngoại của Cửa Lò khá hoàn thiện và được nối liền với giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây, đó là tuyến đường sắt Bắc Nam, 2 tuyến đường bộ xuyên Việt Quốc Lộ 1A và

đường Hồ Chí Minh (chạy cách Cửa Lò trên 20 km về phía Tây), các quốc lộ 46, 48, 7, 8 đi các huyện phía Tây, ngoại tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Cảng biển Cửa Lò là cảng lớn trong hệ thống các cảng ở Bắc Trung bộ với công suất đạt trên 1triệu tấn/năm và tàu trọng tải trên 1 vạn tấn ra vào thuận lợi và nằm trong khu phi thuế quan của khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Từ đây hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường thủy hay đường bộ đi các vùng trong cả nước, qua các cửa khẩu biên giới sang các nước láng giềng và ngược lại. Cảng Cửa Lò cách không xa cảng Bến Thủy thuộc thành phố Vinh. Sự kết hợp hoạt động giữa hai cảng có thể sẽ tôn thêm vị thế cho cảng Cửa Lò, nhất là sẽ thiên về những dịch vụ như: Vận chuyển hàng hoá, thương mại, du lịch, dịch vụ khoa học công nghệ.v.v....

Sân bay Vinh nằm cách Cửa Lò khoảng 10 km, không chỉ thuận lợi cho các chuyến bay trong nước và đang được quy hoạch, mở rộng, nâng cấp để nối với các tuyến bay quốc tế đi Hải Nam, Trung Quốc và các tỉnh Trung Lào và Đông - Bắc Thái Lan.

Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc từ Tây sang Đông, cao ở phía Tây và thấp dần sang phía Đông. Về tổng thể, có thể chia thị xã Cửa Lò thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc (Khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn và vùng đồng bằng ven biển thuộc Đông Nam và trung tâm thị xã), đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và du lịch.

Bờ biển dài, thoai thoải (từ độ sâu 40m trở vào), ngoài khơi là quần thể các đảo lớn nhỏ, trong đó 2 đảo lớn nhất là đảo Ngư và đảo Mắt. Đảo Ngư cách bờ 4 km, có diện tích khoảng 156 ha với độ sâu xung quanh đảo từ 8m đến 12 m. Đảo ngư có 2 đỉnh núi thấp cao 133 m và 88m, phong cảnh đẹp có thể trở thành một quần thể du lịch hấp dẫn. Đảo Mắt, diện tích 3 km2 (300 ha) hay còn gọi Núi Quỳnh Nhai cao 218 m, cách bờ biển Cửa Lò 18 km, biển xung quanh đảo có độ sâu trung bình 24m. Diện tích rừng trên đảo còn khá lớn, có nhiều loài động, thực vật như các loài chim biển, khỉ, dê lợn rừng...

Cùng với truyền thuyết nàng Tố Nương, Đảo Mắt là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng, có thể thu hút nhiều khách đến thăm quan nghỉ dưỡng. Biển, đảo Cửa Lò ngoài ý nghĩa về quốc phòng còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, nước biển trong xanh có độ mặn thích hợp, môi trường khí hậu trong sạch, kết hợp với cảnh quan thiên nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ ,núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế so sánh lớn về phát triển du lịch.

Thị xã Cửa Lò có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của miền Trung. Đồng thời là địa bàn ven biển nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung. 2.1.1.2. Các yếu tố xã hội

2.1.1.2.1. Dân số và đặc điểm dân cư

Dân số của thị xã là 53.500 người, trong đó nam là 26.345 người, chiếm 49,2% và nữ là 27.155 người, chiếm 50,8% tổng dân số. Dân số khu vực thành thị 41.038 người chiếm 80% và khu vực nông thôn 10.449 người, chiếm 20%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2007-2011 là 1%/năm. Tuy hàng năm biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đang có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học), phù hợp với tỷ lệ đô thị hóa của một đô thị đang phát triển.

Mật độ dân số là 1.897 người/km2, gấp 9,6 lần mật độ trung bình của toàn tỉnh, gấp 2,5 lần mật độ trung bình khu vực đồng bằng ven biển và bằng 50% mật độ dân số trung bình của thành phố Vinh. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở các phường Nghi Tân, Nghi thuỷ, Thu Thủy và Nghi Hải, dọc theo đường Bình Minh, những khu vực thuận lợi cho giao thông, kinh doanh dịch vụ, buôn bán và sinh hoạt.

Về nhân văn, trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng trăm năm đã tạo cho vùng đất, con người Cửa Lò với nhiều giá trị văn hoá trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Người Cửa Lò cầu tiến, ham hiểu biết, cần cù lao động, đồng thời khắt

khe, chặt chẽ và nghiêm khắc với chính mình, người thân và bạn bè và do vậy họ biết thông cảm với người khác, sống vì cộng đồng, trung thực. Sau gần 17 năm xây dựng thị xã, người Cửa Lò luôn luôn đi trước, sáng tạo cả trong điều hành sản xuất, kinh doanh lẫn trong quản lý, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

2.1.1.2.2. Lao động và nguồn nhân lực

Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 30,9 nghìn người, chiếm 60% dân số toàn thị xã. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế khoảng 26,1 nghìn người, 83% lực lượng lao động, trong đó khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 18,8%. Nhìn chung, lực lượng lao động của thị xã khá dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, mới chuyển từ sản xuất nông nghiệp, tay nghề thấp hoặc không có, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều, nhất là kỹ thuật cao.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Cửa Lò từ năm 2007 đến nay năm 2007 đến nay

2.1.2.1. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2007 - 2011 đạt 18,7%/năm. Năm 2007 tăng 20,3%, năm 2011 đạt 22,1%. Quy mô kinh tế được mở rộng nhanh chóng. Năm 2007, GDP tính theo giá so sánh 94 đạt 700,4 tỷ đồng và năm 2011 đạt2.263 tỷ đồng tăng gấp 3,2 lần so với năm 2007.

Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của Cửa Lò, khu vực dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo. So với năm 2007, GDP năm 2011 tăng gấp 2 lần, trong đó cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 61,9%, công nghiệp - xây dựng 32,9, còn lại khoảng 5,2% của ngành nông lâm ngư nghiệp. Những năm có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao thường có đóng góp lớn của khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Đối với Tỉnh, nếu tỷ lệ đóng góp của Cửa Lò cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 2,7% năm 2005 lên 6,3% năm 2010, thì của riêng khu vực dịch vụ đối với dịch vụ toàn tỉnh từ 5,3% lên 7,9% trong cùng thời kỳ.

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Cửa Lò luôn chuyển dịch theo đúng hướng, giảm tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, năm năm đầu sau khi được thành lập, kinh tế thị xã vẫn thiên về sản xuất nông lâm ngư nghiệp nên tỷ trọng của khu vực này liên tục duy trì ở mức 23 - 24%. Từ năm 2005 bắt đầu giảm dần do sự phát triển lấn lướt của khu vực công nghiệp và dịch vụ, năm 2011 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chỉ còn 5,2%.

2.1.2.3. Thu chi ngân sách

Thu ngân sách liên tục tăng từ 97,2 tỷ đồng năm 2007 lên 172,1 tỷ đồng năm 2011. Những khoản đóng góp chính vào tăng thu ngân sách là thu ngoài quốc doanh và thu cấp quyền sử dụng đất, phí và lệ phí. Trong tương lai, cùng với phát triển sản xuất kinh doanh, khả năng tăng thu ngân sách cũng sẽ tăng lên, từ đó góp phần tốt hơn để thị xã giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội của mình.

Theo số liệu thông kê thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã hiện nay khá cân đối, chênh lệch không đáng kể. Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng ngày một tăng từ 50,8% năm 2007 lên 56,8% năm 2011. Tính chung cho 5 năm 2007 - 2011 tỷ lệ chi đầu tư phát triển là 51,1%, cao đáng kể so với mức 35 - 45% của cả nước và nhiều địa bàn khác.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế 2.1.2.3.1. Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp 2.1.2.3.1. Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp

Từ sau khi thành lập thị xã, tuy nhịp độ tăng trưởng không cao nhưng các ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của thị xã. Giá trị sản xuất tăng từ 60,5 tỷ năm 2007 và năm 2011 đạt 78,5 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đọan 2007 - 2011 đạt 6%/năm. Về dài hạn, đây là nhịp độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn hiện nay, song nó cũng phản ánh giới hạn trong sản xuất nông lâm ngư

nghiệp ở Cửa Lò. Cần được đầu tư, chuyển đổi sản xuất đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Thủy sản là lợi thế lớn của Cửa Lò, tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng thời gian qua của thủy sản không đáng kể. Về quy mô, trong nhiều năm giá trị sản xuất của thủy sản duy trì ở mức 37-38 tỷ đồng. Đã bước đầu thực hiện việc nuôi trồng thuỷ sản trên biển như nuôi cá lồng ở Đảo Ngư và một số khu vực cửa sông.

2.1.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, TTCN.

Các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN tăng từ 198,2 tỷ đồng năm 2007 và 372 tỷ đồng năm 2011. Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 17,2%/năm trong giai đoạn 2007 - 2011.

Nhờ chú trọng khôi phục một số nghề truyền thống như chế biến thủy sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng... và tích cực du nhập các nghề mới nên công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh về tốc độ và tỷ trọng trong công nghiệp thị xã.

Với xu thế tăng trưởng cao dần và cao hơn khu vực dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế chung chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn. Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2011 đạt 518,0 tỷ đồng, chiếm 58,2% tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng.

Nhìn chung, mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và định cư, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối là các chủ đầu tư và các đơn vị điều hành dự án có sự phối hợp chưa chặt chẽ, giá sắt thép, xăng dầu và một số vật liệu xây dựng tăng cao, các ngân hàng thương mại áp dụng chủ trương cho vay thế

chấp tài sản làm cho việc vay vốn của các nhà thầu gặp khó khăn nên đã xuất hiện tình trạng giãn tiến độ thi công.

2.1.2.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật là các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá. Tổng giá trị sản xuất đã tăng từ 404,4,0 tỷ đồng năm 2007 lên 922,0 tỷ đồng năm 2011. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 61,9% trong cơ cấu ngành kinh tế.

Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh từ 1.884 cơ sở năm 2007 lên 2.327 cơ sở năm 2011. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 211 cơ sở năm 2007 lên 283 cơ sở năm 2011 có khả năng phục vụ 32.000 khách lưu trú/ ngày đêm.

Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ chức kinh tế, nhân dân. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biết là ngành thương mại, du lịch.

2.1.2.3.4. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội

Tổng khối lượng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giai đoạn 2007 - 2011 là 2.156 tỷ đồng với 207 công trình. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng của Thị xã đã được nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, dịch vụ.

Về nguồn vốn để đầu tư XDCB chủ yếu từ ngân sách nhà nước (Trung ương, Tỉnh, Thị xã) và 1 phần huy động của nhân dân, của các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh trên địa bàn; một phần là vốn ODA.

Bảng số 01: Giá trị và cơ cấu GDP thị xã Cửa lò từ 2007 – 2011

TT CHỈ TIÊU ĐƠN

VỊ 2007 2008 2009 2010 2011

1 Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)

Tỷ

đồng 939,2 1097,2 1324,3 1589,0 1890,5 a Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 60,5 71,9 74,6 74,5 78,5

b Công nghiệp - Xây

dựng Tỷ đồng 474,3 557,3 630,0 746,5 890,0

- Công nghiệp Tỷ đồng 198,2 243,7 268,0 305,2 372,0

- Xây dựng Tỷ đồng 276,1 313,6 362,0 441,3 518,0

c Dịch vụ Tỷ đồng 404,4 468,0 619,7 768,0 922,0

2 Tổng giá trị gia tăng

(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 445,0 527,6 630,0 750,5 885,5

a Nông - lâm - ngư Tỷ đồng 37,6 43,6 45,5 45,0 47,5

b Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 174,4 204,0 220,3 260,5 310,0

- Công nghiệp " 78,7 102,5 115,0 130,3 158,5

- Xây dựng " 95,7 101,5 105,3 130,2 151,5

c Dịch vụ Tỷ đồng 233,0 280,0 364,2 445,0 528,0

Tốc độ tăng trưởng % 118,4 118,6 119,4 119,1 118,0

3 Tổng giá trị gia tăng

(giá hiện hành) Tỷ đồng 843,1 1113,8 1455,7 1854,0 2263,0

a Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 76,3 97,9 98,0 102,0 118,0

b Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 305,6 386,9 475,3 602,0 745,0

- Công nghiệp Tỷ đồng 139,8 166,8 220,0 270,0 340,0

- Xây dựng 165,8 220,1 255,3 332,0 405,0

* Giá trị gia tăng bình quân đầu người

Triệu

đồng 17,4 21,5 27,1 33,7 40,8

4

Cơ cấu Tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế (giá hiện hành)

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm, ngư

nghiệp % 9,0 8,8 6,7 5,5 5,2

- Công nghiệp, xây

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 42 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)