Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 46 - 102)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.3. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế

2.1.2.3.1. Khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp

Từ sau khi thành lập thị xã, tuy nhịp độ tăng trưởng không cao nhưng các ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn duy trì được vai trò của mình trong nền sản xuất xã hội của thị xã. Giá trị sản xuất tăng từ 60,5 tỷ năm 2007 và năm 2011 đạt 78,5 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đọan 2007 - 2011 đạt 6%/năm. Về dài hạn, đây là nhịp độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn hiện nay, song nó cũng phản ánh giới hạn trong sản xuất nông lâm ngư

nghiệp ở Cửa Lò. Cần được đầu tư, chuyển đổi sản xuất đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Thủy sản là lợi thế lớn của Cửa Lò, tuy nhiên quy mô và tốc độ tăng trưởng thời gian qua của thủy sản không đáng kể. Về quy mô, trong nhiều năm giá trị sản xuất của thủy sản duy trì ở mức 37-38 tỷ đồng. Đã bước đầu thực hiện việc nuôi trồng thuỷ sản trên biển như nuôi cá lồng ở Đảo Ngư và một số khu vực cửa sông.

2.1.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, TTCN.

Các ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN tăng từ 198,2 tỷ đồng năm 2007 và 372 tỷ đồng năm 2011. Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 17,2%/năm trong giai đoạn 2007 - 2011.

Nhờ chú trọng khôi phục một số nghề truyền thống như chế biến thủy sản, kho đông lạnh, đóng sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng... và tích cực du nhập các nghề mới nên công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh phát triển khá nhanh về tốc độ và tỷ trọng trong công nghiệp thị xã.

Với xu thế tăng trưởng cao dần và cao hơn khu vực dịch vụ, tỷ lệ đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng vào tăng trưởng kinh tế chung chắc chắn sẽ ngày càng cao hơn. Ngành xây dựng trong những năm qua có bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2011 đạt 518,0 tỷ đồng, chiếm 58,2% tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng.

Nhìn chung, mặc dù vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. So với yêu cầu, ngoài những khó khăn vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và định cư, còn có những nguyên nhân chủ quan, khách quan chi phối là các chủ đầu tư và các đơn vị điều hành dự án có sự phối hợp chưa chặt chẽ, giá sắt thép, xăng dầu và một số vật liệu xây dựng tăng cao, các ngân hàng thương mại áp dụng chủ trương cho vay thế

chấp tài sản làm cho việc vay vốn của các nhà thầu gặp khó khăn nên đã xuất hiện tình trạng giãn tiến độ thi công.

2.1.2.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Khu vực dịch vụ đã có bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật là các loại dịch vụ du lịch, thương mại và dịch vụ sửa chữa tàu thuyền phục vụ nghề cá. Tổng giá trị sản xuất đã tăng từ 404,4,0 tỷ đồng năm 2007 lên 922,0 tỷ đồng năm 2011. Trong đó, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch giữ vai trò chủ yếu, tỷ trọng những ngành này chiếm 61,9% trong cơ cấu ngành kinh tế.

Số lượng các sở hoạt động dịch vụ, du lịch tăng nhanh từ 1.884 cơ sở năm 2007 lên 2.327 cơ sở năm 2011. Số lượng khách sạn tăng mạnh từ 211 cơ sở năm 2007 lên 283 cơ sở năm 2011 có khả năng phục vụ 32.000 khách lưu trú/ ngày đêm.

Các loại dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin liên lạc vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất các tổ chức kinh tế, nhân dân. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ cũng tăng nhanh đặc biết là ngành thương mại, du lịch.

2.1.2.3.4. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội

Tổng khối lượng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giai đoạn 2007 - 2011 là 2.156 tỷ đồng với 207 công trình. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng của Thị xã đã được nâng cấp, hoàn thiện đồng bộ và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, dịch vụ.

Về nguồn vốn để đầu tư XDCB chủ yếu từ ngân sách nhà nước (Trung ương, Tỉnh, Thị xã) và 1 phần huy động của nhân dân, của các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh trên địa bàn; một phần là vốn ODA.

Bảng số 01: Giá trị và cơ cấu GDP thị xã Cửa lò từ 2007 – 2011

TT CHỈ TIÊU ĐƠN

VỊ 2007 2008 2009 2010 2011

1 Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)

Tỷ

đồng 939,2 1097,2 1324,3 1589,0 1890,5 a Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 60,5 71,9 74,6 74,5 78,5

b Công nghiệp - Xây

dựng Tỷ đồng 474,3 557,3 630,0 746,5 890,0

- Công nghiệp Tỷ đồng 198,2 243,7 268,0 305,2 372,0

- Xây dựng Tỷ đồng 276,1 313,6 362,0 441,3 518,0

c Dịch vụ Tỷ đồng 404,4 468,0 619,7 768,0 922,0

2 Tổng giá trị gia tăng

(giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 445,0 527,6 630,0 750,5 885,5

a Nông - lâm - ngư Tỷ đồng 37,6 43,6 45,5 45,0 47,5

b Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 174,4 204,0 220,3 260,5 310,0

- Công nghiệp " 78,7 102,5 115,0 130,3 158,5

- Xây dựng " 95,7 101,5 105,3 130,2 151,5

c Dịch vụ Tỷ đồng 233,0 280,0 364,2 445,0 528,0

Tốc độ tăng trưởng % 118,4 118,6 119,4 119,1 118,0

3 Tổng giá trị gia tăng

(giá hiện hành) Tỷ đồng 843,1 1113,8 1455,7 1854,0 2263,0

a Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 76,3 97,9 98,0 102,0 118,0

b Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 305,6 386,9 475,3 602,0 745,0

- Công nghiệp Tỷ đồng 139,8 166,8 220,0 270,0 340,0

- Xây dựng 165,8 220,1 255,3 332,0 405,0

* Giá trị gia tăng bình quân đầu người

Triệu

đồng 17,4 21,5 27,1 33,7 40,8

4

Cơ cấu Tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế (giá hiện hành)

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm, ngư

nghiệp % 9,0 8,8 6,7 5,5 5,2

- Công nghiệp, xây

dựng " 36,2 34,7 32,7 32,5 32,9

- Dịch vụ " 54,7 56,5 60,6 62,0 61,9

5 Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng 97,198 113,263 103,690 244,617 172,133

6 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 93,600 122,860 132,604 285,919 271,630 Tỷ lệ thu ngân sách/GTGT % 11,5 10,2 7,0 13,2 7,6 Tỷ lệ chi ngân sách/GTGT % 11,1 11,0 9,1 15,4 12,0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Cửa lò

2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THỊ XÃ CỬA LÒ - NGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỊ XÃ CỬA LÒ - NGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.1. Bộ máy quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Phòng Tài chính Kế hoạch Thị xã là đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND thị làm nhiệm vụ tham mưu quản lý thu chi ngân sách cấp Thị, lập dự toán tổng hợp, quyết toán ngân sách trên địa bàn Thị xã.

Cơ cấu của phòng tài chính - kế hoạch Thị xã Cửa Lò gồm 14 nhân sự được chia thành các bộ phận như sau:

- Về lãnh đạo: gồm 1 trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo chung toàn diện, chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực quản lý nhà nước như ngân sách, tổ chức cán bộ.

- 2 phó trưởng phòng :

Một phó phòng chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực: Kế hoạch và đầu tư, công tác giá cả, thẩm định quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, công tác BTGPMB và các lĩnh vực khác được phân công.

Một phó phòng chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực: Xây dựng kế hoạch Tài chính ngân sách Thị, quản lý ngân sách phường, tài chính công, và các lĩnh vực khác được phân công.

- Về cán bộ :

+ Bộ phận Kế toán ngân sách Thị xã (01 chuyên viên):

- Chuyên viên trực tiếp phụ trách tổng hợp kế toán ngân sách Thị và công tác xây dựng dự toán, phương án phân bổ ngân sách báo cáo Sở tài chính, trình UBND Thị xã giao dự toán cho các đơn vị, các phường. Làm các báo cáo về công tác tài chính ngân sách theo các chế độ quy định và báo cáo phân bổ ngân sách, quyết toán trình HĐND Thị xã.

+ Bộ phận chuyên quản các đơn vị dự toán (02 chuyên viên):

- Chuyên viên theo dõi, quản lý các đơn vị dự toán và đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục - đào tạo.

- Chuyên viên quản lý các đơn vị dự toán, các hội và đơn vị sự nghiệp còn lại.

+ Bộ phận ngân sách phường (01 chuyên viên):

Chịu trách nhiệm chung toàn diện về công tác chuyên môn ngân sách xã trước lãnh đạo phòng , trực tiếp kế toán tài khoản ngân sách, tài khoản tiếp dân, thẩm định hồ sơ quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Quản lý công tác tài chính ngân sách phường, giúp lãnh đạo phòng, trưởng bộ phận về công tác chuyên môn ngân sách phường, lập các báo cáo tài chính ngân sách phường theo chế độ quy định.

+ Bộ phận kế hoạch kinh tế - xã hội (01 chuyên viên):

- Chuyên viên chịu trách nhiệm chung toàn diện về công tác chuyêm môn kế hoạch - đầu tư trước lãnh đạo phòng, trực tiếp tổng hợp số liệu định

hướng kế hoạch kinh tế - xã hội và quản lý các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền quy định.

+ Bộ phận kế hoạch đầu tư XDCB (02 chuyên viên):

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực xây dựng cơ bản, chuẩn bị các dự án đầu tư, theo dõi tình hình đầu tư, tổng hợp báo cáo UBND Thị xã tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư hàng tháng, quý, năm đồng thời báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tư.

- Chuyên viên thẩm định quyết toán vốn đầu tư và thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đồng thời tổng hợp tình hình công nợ xây dựng cơ bản.

Biểu B: Sơ đồ khái quát cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Cửa Lò:

Chi cục thuế Cửa Lò là đơn vị ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn làm nhiệm vụ thực hiện thu ngân sách các nguồn thu nội bộ trên địa bàn Thị xã.

Kho bạc Nhà nước Cửa Lò là đơn vị ngành dọc của Trung ương đóng trên địa làm nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thị xã.

Trưởng phòng

Phó Phòng phụ trách Kế hoạch đầu tư

Phó Phòng phụ trách ngân sách Bộ phận kế hoạch Kinh tế – xã hội Bộ phận Xây dựng cơ bản và thẩm định quyết vốn đầu tư Bộ phận chuyên quản các đơn vị dự toán và Ngân sách xã Bộ phận kế toán ngân sách Thị xã

2.2.2. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn thị xã Cửa Lò: Ở Thị xã Cửa Lò hiện nay, ngân sách Thị bao gồm: Ngân sách cấp Thị Ở Thị xã Cửa Lò hiện nay, ngân sách Thị bao gồm: Ngân sách cấp Thị và ngân sách cấp phường .

Các tiêu chí để tiến hành phân cấp quản lý ngân sách đó là: * Về phân cấp thu ngân sách:

- Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế -xã hội;

- Căn cứ vào địa bàn phát sinh nguồn thu (nguồn thu phát sinh trên địa bàn nào, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nào,...thì cấp đó quản lý thu);

- Gắn phân cấp quản lý nguồn thu với việc bồi dưỡng, khai thác nguồn thu, chống thất thu trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi.

* Về phân cấp chi ngân sách:

- Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế -xã hội;

- Căn cứ vào địa bàn phát sinh nguồn chi (Đơn vị thuộc cấp nào quản lý nhiệm vụ chi gắn liền với nhiệm vụ chính trị của cấp nào...thì phân cấp chi cho cấp đó);

- Gắn phân cấp quản lý chi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo trật tự trên địa bàn, với việc tinh giản biên chế và nâng cao năng lực bộ máy quản lý hành chính.

2.2.2.1. Phân cấp quản lý thu ngân sách địa phương

Nguồn thụ NSĐP được phân thành 2 nhóm: Thu cố định và thu điều tiết. Cơ chế điều hành, phân công, phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của Tỉnh quy định rõ các khoản thu cố định được để lại 100% cho từng cấp ngân sách và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã (gọi là tỷ lệ điều tiết).

Việc xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu được thực hiện trên nguyên tắc cấp nào quản lý thu thì điều tiết tối đa cho cấp đó, nhưng vẫn đảm bảo có bổ sung từ ngân sách cấp trên để ổn định chi khi số thu chưa huy động kịp ngân sách.

Trên cơ sở các nhiệm vụ chi quan trọng và điều hoà ngân sách cho các địa phương, Thị xã Cửa Lò được phân chia tỷ lệ % các khoản thu ngân sách như sau:

2.2.2.1.1. Ngân sách cấp huyện hưởng 100%:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt ( Trừ phần của Tỉnh giao Thị xã thu). - Thuế môn bài doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Các khoản phí và lệ phí ( Sau khi đươc trư các khoản chi theo quy định của pháp luật của do các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu.

- Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.

- Các khoản thu khác từ khu vực công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh.

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện tại các tổ chức kinh tế.

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện.

- Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại v.v... của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện quyết định.

- Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền cấp huyện quyết định, thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn (kể cả do Cục thuế xử phạt trên địa bàn).

- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước.

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện: Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước (trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ) do các đơn vị cấp huyện quản lý nộp.

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang năm sau. - Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

2.2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách:

a, Thuế GTGT và thuế TNDN thu từ khu vực CTN - DV ngoài quốc doanh:

- Đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh : + Thị hưởng: 50% .

+ Phường: 50%

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Ngân sách tỉnh: 20%

+ Ngân sách cấp Thị: 80% b, Thu tiền sử dụng đất:

- Đối với thu tiền sử dụng đất khi nhà nước đấu giá giao đất ở cho cá nhân, hộ gia đình:

+ Ngân sách tỉnh: 30% + Ngân sách cấp thị: 55% + Ngân sách phường 15% c, Lệ phí trước bạ:

- Đối với lệ phí trước bạ nhà đất, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: + Ngân sách cấp phường: 70%.

+ Ngân sách cấp Thị: 30%.

- Đối với lệ phí trước bạ (Không kể lệ phí trước bạ nhà đất): Ngân sách cấp thị 60%, Tỉnh 40%

2.2.2.2. Phân cấp quản lý nhiệm vụ chi ngân sách địa phương:

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 46 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)