5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách Thị xã
Tăng cường công tác quản lý chi ngân sách, tập trung chỉ đạo xác định thứ tự ưu tiên các khoản chi nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
Phải thực hiện luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết kiệm chi ngân sách, hạn chế các khoản chi như: công tác phí, hội họp, tiếp khách (Do Thị xã là địa bàn đặc thù về du lịch), hạn chế mua sắm các phương tiện tài sản đắt tiền, các khoản chi phải có hiệu quả, sát đúng trong dự toán được giao tránh chi tiêu lãng phí ngân sách Nhà nước. Chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền đặc lợi, cơ chế xin cho.
* Thực hiện tốt công tác công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, ngăn chặn kịp thời các hành vi, vi phạm chế độ quản lý tài chính. Đảm bảo sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thủ trưởng đơn vị dự toán ngân sách công bố công khai nội bộ đơn vị về dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng các hình thức như; thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị, công bố trong hội nghị cán bộ công chức của đơn vị.
* Trong thực hiện chi tiêu ngân sách phải xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi theo mức độ cần thiết. Thực hiện chi tiêu theo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chi đúng, chi đủ chống lãng phí. Công khai, minh bạch các khoản chi tiêu tài chính theo định kỳ. Cụ thể:
+ Đối với chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển phải tuyệt đối tuân thủ các chế độ quản lý xây dựng cơ bản hiện hành. Đối với nguồn vốn đã được phân cấp cho địa phương phải sử dụng đúng mục đích, trong đó phải ưu tiên trả nợ các công trình cũ chuyển tiếp. Thị xã chỉ ra quyết định đầu tư những công trình có nguồn vốn đảm bảo và ưu tiên cho các công trình thuỷ lợi, tiêu úng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cây xanh thảm cỏ, môi trường, điện chiếu sáng...
Về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong cấp, thanh toán quyết toán vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng tiến độ, trong phạm vi tổng dự toán, dự toán công trình hoặc giá trúng thầu đã được duyệt, việc
thanh toán vốn đầu tư phải đúng khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn và thẩm tra quyết toán công trình phải đúng qui định về quản lý vốn đầu tư. Đặc biệt không được ứng trước vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dự án.
+ Đối với chi thường xuyên:
Phải bám sát dự toán được UBND Thị xã phê duyệt từ đầu năm cho các đơn vị. Tổ chức phân khai ngân sách theo tháng, quí, năm cụ thể cho từng khoản chi theo đúng mục lục NSNN, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi, nhất là chi khác ngân sách. Ban hành đồng bộ, đầy đủ các định mức về chi tiêu Ngân sách. Nhân tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác quản lý chi Ngân sách từ khâu duyệt, phân bổ dự toán cho đến thực hiện kiểm soát, thanh và quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Hướng dẫn các đơn vị, các phường chi ngân sách. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí về chi trả công tác phí, chế độ hội nghị đúng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
Tập trung ưu tiên cho chi sự nghiệp Thị chính: Tăng cường công tác chỉnh trang đô thị, công tác vệ sinh môi trường, cây xanh thảm cỏ, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng (trong khi định mức nhà nước còn thấp).
Tăng cường công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế để đầu tư mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ tốt công tác dạy và học, khám chữa bệnh cho nhân dân (Trong điều kiện định mức ngân sách còn hạn hẹp).
Việc chi tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm không được vượt quá định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Việc chi tổ chức lê hội, kỷ niệm phải trong phạm vi dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc mua sắm, trang thiết bị phương tiện, thiết bị làm việc tại cơ quan, tổ chức phải đúng đối tượng, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho công việc, đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ theo qui định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành; Không được mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị làm việc sai đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải thực hiện theo qui định của pháp luật về đấu thầu.
Về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng phương tiện, thiết bị đúng mục đích, nghiêm cấm sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng vào việc riêng, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phương tiện, thiết bị làm việc không cần sử dụng hoặc không còn sử dụng bằng các hình thức như điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy định của pháp luật.