Bài học kinh nghiệm trongquản lý ngân sách địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 40 - 42)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3.Bài học kinh nghiệm trongquản lý ngân sách địa phương ở nước ta

nước ta

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình quản lý ngân sách ở một số quốc gia trên thế giới và ở trong nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý NSĐP của Việt Nam như sau:

Một là, dù khái niệm về ngân sách của mỗi quốc gia được diễn tả khác

nhau và được hình thành trên các cấp độ pháp lý khác nhau (có thể là một văn kiện pháp lý hay một đạo luật), nhưng trên cơ sở hiến pháp được xây dựng, tuỳ theo mô hình cụ thể và trình độ phát triển, mỗi quốc gia đều có những luật quy định riêng về ngân sách và đều thực hiện quản lý ngân sách theo luật.

Hai là, các quốc gia khác nhau có quá trình phát triển kinh tế-xã hội

khác nhau, có phương thức tạo lập ngân sách khác nhau nhưng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách gồm: Cải cách thể chế, cơ chế quản lý thu, chi, cho phù hợp với tiến trình phát triển và thông lệ quốc tế; cải tiến các qui trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân cư và các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.

Ba là, coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho

việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế-xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là

các chính sách vĩ mô của nhà nước).

Bốn là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân

cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Tạo điều kiện cho các địa phương phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính; thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Năm là, thực hiện các biện pháp quản lí chặt chẽ thu, chi ngân sách trên

toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán).

Tóm lại, ở chương 1, tác giả đã trình bày những nghiên cứu tổng quan

các vấn đề về ngân sách nhà nước; ngân sách địa phương; hệ thống tổ chức quản lý ngân sách các cấp; nguyên tắc và nội dung quản lý NSNN huyện để nắm vững các nguyên lý chung là yêu cầu cần thiết và không thể thiếu được giúp tác giả nhìn nhận, phân tích về thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò - Nghệ An được xác thực, trên cơ sở có thể đánh giá rõ nét và trung thực về hiện trạng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp, có tính khả thi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.

- Chương 2 -

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước thị xã cửa lò - nghệ an (Trang 40 - 42)