5. Bố cục của luận văn
2.2.3.2.1. Thu và quản lý thu ngân sách Nhà nước
Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách đã được HĐND huyện phê chuẩn và quyết định phân bổ dự toán ngân sách của UBND huyện, phòng tài chính - kế hoạch chủ trì cùng với Chi cục Thuế và ngành chủ quản phân bổ dự toán thu ngân sách chi tiết cho từng đơn vị, trình Chủ Tịch UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách.
Sau khi giao dự toán thu, ngành Thuế chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai nhiệm vụ thu ngân sách và chống thất thu thuế.
Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí phải sử dụng biên lai thu, giấy nộp tiền do ngành Thuế quản lý. Đối với những khoản thu ngoài Thuế phải sử dụng biên lai do Bộ Tài Chính quy định tại quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài Chính.
Việc quản lý thu, sử dụng phí và lệ phí thực hiện theo thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (nay là Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài Chính) và các văn bản hướng dẫn khác của Trung Ương và địa phương.
Đối với các khoản thu sự nghiệp, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị Định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (nay là Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn nghị định số
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
Các cơ quan được giao nhiệm vụ thu, đặc biệt là cơ quan Thuế phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu vào NSNN, thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu đảm bảo mọi nguồn thu ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ NSNN. Ngành thuế thực hiện ổn định và công khai mức khoán thuế từ 6 tháng đến 1 năm đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, mở rộng hình thức tự kê khai và nộp thuế.
Tất cả các khoản huy động, quyên góp, đóng góp chỉ được thực hiện theo quy định của Nhà nước và phải được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
Các khoản thu đã phân cấp cho ngân sách cấp nào thì phần thu vượt ngân sách cấp đó được hưởng theo tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp đó và được sử dụng theo quy định hiện hành.
Tình hình thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Cửa Lò từ 2007 - 2011 như sau: Trên cơ sở nhiệm vụ cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng cuối quý trước.
Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu trong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý của cấp mình đảm bảo nguồn chi phải có trong dự toán, đúng chế độ.
Căn cứ vào dự toán chi NSNN hàng năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc, chế độ hiện hành.
Số liệu cụ thể về tình hình thu ngân sách trên địa bàn Thị xã Cửa Lò từ 2007 - 2011 như sau:
Bảng số 02: Kết quả thu ngân sách thị xã Cửa Lò 2007-2011: Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 I Tổng số thu 97.198 113.263 103.690 244.617 172.133 1 Thuế CTN- Dịch vụ ngoài quốc doanh 12.814 14.240 13.955 18.485 29.059 2 Thu phí lệ phí 2405 2384 2.932 3.526 3.800 3 Lệ phí trước bạ 3700 3300 5.845 13.284 14.213 4 Thuế nhà đất 615 820 1.425 2.060 2.738
5 Thuế chuyển quyền SDĐ 1788 2150 222 19 115.349 6 Thu tiền sử dụng đất 64.500 75000 75.602 204.118 115.349
7 Thuế đất nông nghiệp 9 7 5 9 5
8 Thu tiền thuê đất 842 1300 1.573 1.538 2.535 9 Thu khác ngân sách 500 1407 1.776 1.467 4.114 10 Các khoản thu tại phường 260 1332 355 111 320
(Nguån: Phßng tµi chÝnh - kÕ ho¹ch Thị xã)
Đánh giá kết quả thu NSNN trên cho thấy cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách trên địa bàn thị xã trong những năm qua liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn 2007-2011 mỗi năm tăng trung bình 18,7%.
Bảng số 03: Cơ cấu thu NSNN từ năm 2007 - 2011:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Trong đó Tỷ trọng (%)
Năm Tổng thu Tiền sử dụng đất Loại trừ tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất Loại trừ tiền sử dụng đất 2007 97.198 64.500 32.698 66,3 33,7 2008 113.263 75000 38.263 66,2 33,8 2009 103.690 75.602 28.080 72,9 27,1 2010 244.617 204.118 40.499 83,4 16,6 2011 172.133 115.349 56.784 67,0 33,0 Tổng cộng 730.901 534.569 196.324 73,1 26,9
Nguồn thu từ thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2007-2011 (thông qua đấu giá đất và các hình thức cấp đất khác) đạt 534.569 triệu đồng, chiếm 73,1% tổng thu. Tiền sử dụng đất có số thu lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách địa phương là do cơ chế khai thác quỹ đất để đầu tư cơ sở hạ tầng của Thị, do việc đẩy mạnh phân cấp quản lý đất đai, làm tốt công tác đấu giá đất và một số yếu tố không kém phần quan trọng làm tăng số thu cấp quyền sử dụng đất đó là sự tăng biến động của thị trường nhà đất. Nguồn thu này được đầu tư trở lại cho hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng của thị xã.
Loại trừ tiền sử dụng đất, nguồn thu còn lại bao gồm: Thu từ khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí,...Đây là nguồn thu mang tính bền vững cao và phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Giai đoạn 2007-2011 tổng các nguồn thu này đạt 196.324 triệu đồng, bình quân tăng trưởng mỗi năm hơn 26,9 %.
Thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh là nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn, số thu liên tục tăng cao, năm 2007 thu 12.814 triệu đồng đến năm 2011 thu đạt 29.059 triệu đồng gấp 2,27 lần so với năm 2007 và chiếm 51,4% trong tổng doanh thu (sau khi đã loại trừ tiền đất). Đây là lĩnh vực tiềm tàng về nguồn thu, song trên thực tế thì đây là khu vực quản lý phức tạp nhất, khó khăn nhất. Bởi lẽ, biện pháp quản lý thu đối với các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu vẫn thực hiện theo phương pháp khoán thuế, việc mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng khi bán hàng phần nhiều vẫn mang tính hình thức, số liệu không thực chất mà Nhà nước vẫn chưa có biện pháp để giám sát hữu hiệu. Bên cạnh đó hầu hết người dân khi mua hàng không yêu cầu đơn vị bán hàng phải cung cấp hoá đơn GTGT nên đã vô tình tiếp tay cho các cơ sở kinh doanh trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Có thể nói số thu từ khu vực kinh tế này còn thất thu lớn, chính quyền các cấp và và các cơ quan chức năng cần có chính sách, biện pháp tích cực hơn để chống thất thu, tăng thu cho NSNN từ khu vực kinh tế
này vừa đảm bảo khu vực kinh tế này phát triển, đồng thời đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước giữa các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh.