Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch biển sầm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 140)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Sầm Sơn là Thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, nằm ở toạ độ 105052'30" đến 105056'15" kinh độ Đông; 19046'45'' đến 19043'35" vĩ độ Bắc. Cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông theo đường quốc lộ 47 và tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá. - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương. - Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Quảng Xương.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Thị xã Sầm Sơn là một vùng đất cát chiều dài theo hướng Bắc Nam, chiều rộng theo hướng Tây Đông, hẹp và dốc về hai phía, phía Đông ra biển, phía Tây ra sông Đơ. Phía Nam có dãy núi Trường Lệ đỉnh cao nhất 84,7 m. Địa hình vùng cát và ruộng có cao độ cao nhất là 3,1 m và cao độ thấp nhất 0,2 m so với mặt nước biển. Địa hình thị xã Sầm Sơn được chia làm hai loại chính đó là địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp.

* Địa hình đồng bằng ven biển

Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn là sông Đơ từ Trường Lệ đến sông Mã. Đây là khu vực trước đây bị ngập mặn, sau khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hóa dần; cấu thành địa hình ở đây là cát pha sét, bề dày lớp mặt từ 1,2 m – 2,0 m. Độ cao tự nhiên khu vực từ 0,7 m – 1,5 m địa hình trũng thấp không bằng phẳng với tổng diện tích là 300 hạ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 37 Khu vực phía Đông Bắc Sầm Sơn (xã Quảng Cư) có khu vực hồ nước ngập mặn, địa hình tương tự như phía Tây diện tích khoảng 200 hạ Hiện nay là hồ nuôi tôm cá của nhân dân; độ cao trung bình từ 0,5 m – 2,0 m.

Khu vực trung tâm thị xã Sầm Sơn chạy từ núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã, địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 2,5 m – 4,5 m. Khu vực này không bị ngập nước, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, khu vực trung tâm hành chính và khu dân cư, diện tích 700 hạ

Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài đến xã Quảng Cư là dải cát mịn, thoải dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (2 – 5%) với diện tích khoảng 150 hạ

* Địa hình đồi núi thấp

Bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, độ dốc của núi thoải có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ, khách sạn, khu resort và các công trình phục vụ vui chơi giải trí trên núi, diện tích khoảng 300 hạ

3.1.1.3 Đặc điểm khí tượng, thủy văn

Khí hậu Sầm Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các đặc điểm sau:

* Nhiệt độ

Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm: 8.0000C trong năm chia làm hai mùa rõ rệt.

+ Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình khoảng 200C.

+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9; nhiệt độ trung bình khoảng 250C. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ có thể hạ đột ngột trong 24 giờ và dao động trong khoảng 50 – 60C, sự rét lạnh trong mùa đông không liên tục mà thành từng đợt, sự dao động nhiệt độ trong mùa đông

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 38 khá lớn. Mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) nhiệt độ có thể lên tới 400C, tuy nhiên chế độ nhiệt ổn định hơn và chênh lệch giữa các tháng không lớn.

* Lượng mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1.700 – 1.800 mm nhưng biến động và phân bố không đềụ Năm ít lượng mưa chỉ đạt 1.000 mm; năm nhiều có thể lên tới 3.000 mm.

Trong năm chia làm hai mùa rõ rệt. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thường có mưa phùn và lạnh, lượng mưa chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm; mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, lượng mưa bình quân có thể lên tới 800 – 900 mm. Có lúc mưa tập trung trong 24 giờ có thể đạt tới 700 mm, thường xảy ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thấp nhất vào tháng 7 là 81%, cao nhất vào tháng 3 là 90%.

* Nắng

Hàng năm có 1.700 giờ nắng, trong đó có tháng 7 có nhiều nắng nhất, tháng 2 là tháng ít nắng nhất.

* Gió bão

Sầm Sơn là cửa ngõ đón gió từ biển Đông thổi vàọ Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Ngoài ra, về mùa hè thỉnh thoảng còn xuất hiện các đợt gió Tây Nam khô nóng. Gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam, tốc độ gió khá mạnh trung bình khoảng 1,8 m/s.

+ Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9; + Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 dến tháng 12; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 39 + Gió bão ở Sầm Sơn khá mạnh có thể đạt tới 38 đến 40 m/s (trên cấp 12) bão thường xuất hiện ở Sầm Sơn vào tháng 6 đến hết tháng 9. Trung bình khoảng 3,47 lần/ năm.

Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của hệ thống Sông Chu và Sông Mã.

Sông Mã đổ ra biển hàng năm khoảng 17 tỷ m3 nước, riêng cửa Hới là 14 tỷ m3 nước. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau chiếm khoảng 22% tổng lượng nước cả năm. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 78% tổng lượng nước cả năm. Lũ lụt lớn xảy ra vào tháng 8, tháng 9; trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc gió mùa Đông Bắc mức nước ở cửa sông lên rất caọ

Chế độ triều ở biển Sầm Sơn là chế độ triều không thuần nhất, chu kỳ triều trên dưới 24 giờ, ngoài ra cũng có bán nhật triều nhưng rất ít, thời gian triều lên ngắn (khoảng 9 giờ); thời gian triều xuống từ 14 đến 15 giờ. Nhìn chung triều Sầm Sơn yếu trung bình một ngày biên độ trung bình chỉ khoảng 150 cm lớn nhất là 300 cm cách cửa Hới 40 km xem như triều đã tắt.

Độ mặn: độ mặn ở cửa sông không vượt quá 32o/oo đến 35o/oo trên sông Mã cách cửa Hới 29 km độ mặn của nước chỉ đạt 0,02o/oo, bằng nước tự nhiên.

3.1.1.4 Tài nguyên khoáng sản * Tài nguyên Đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã 1.788,86 hạ Số liệu điều tra đất năm 2000 trên diện tích 1462,73 ha, Sầm Sơn có các loại đất chính sau:

- Đất cát biển (Arenosols), ký hiệu: AR, diện tích: 993,61 ha, đây là loại đất chính, chủ yếu phát triển các công trình phúc lợi, xây dựng, đất ở, trồng cây lâm nghiệp ven biển và các cây hàng năm khác.

- Đất đỏ có tầng mỏng (Leptoso), ký hiệu: LP, diện tích: 145,0 ha, phân bố tại khu vực núi Trường Lệ, chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 40 - Đất có Glây (Gleysols), ký hiệu: GL, diện tích: 324,12 ha, loại đất này chủ yếu trồng lúa nước.

Diện tích còn lại không điều tra để phân loại: 326,13 ha là diện tích ao, hồ, mặt nước chuyên dùng.

* Tài nguyên Rừng

Hiện tại Thị xã Sầm Sơn có diện tích rừng trồng là 201,57 hạ Phân bố chủ yếu ở núi Trường Lệ và ven biển. Diện tích rừng này tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng nó đem lại hiệu quả về môi trường sinh thái rất lớn, ngăn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền, đồng thời tạo cảnh quan thiên nhiên xanh mát phục vụ du lịch, nghỉ mát.

* Tài nguyên Biển

Biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9 km, trong đó có 5 km làm bãi tắm, hiện đã khai thác trên 3 km. Bãi cát mịn, thoải và sạch, nước biển trong, sóng vừa phải rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Sầm Sơn có đặc sản biển phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Khách có thể thưởng thức đủ loại mực ống, tôm he, cua gạch... Hải sản ở nơi đây có đặc điểm là thịt chắc, dai, vị ngọt lại rất đậm đà.

* Tài nguyên khoáng sản

Núi Trường Lệ là núi đá granit có trữ lượng hàng triệu m3 làm vật liệu xây dựng chất lượng tốt, trong các vỉa đá núi có mạch Pecmatit chứa Fenspat là nguyên liệu làm men sành sứ có trữ lượng 17.000 tấn.

Dải cát ven biển có quặng ti tan với trữ lượng 73.000 tấn, đây là loại nguyên liệu quan trọng sản xuất que hàn. Tuy nhiên, khoáng sản ở Sầm Sơn luôn luôn ở dạng tiềm năng, không được khai thác mà để phục vụ cho mục đích quan trọng hơn đó là du lịch.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 41

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Sầm Sơn là thị xã ven biển, có lợi thế về phát triển kinh tế du lịch và hải sản, ngoài ra còn có các ngành kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nghề xây dựng và nông nghiệp. Từ năm 1989, với chủ trương phát triển du lịch theo tiêu chí “Sầm Sơn – Sức khỏe – Kinh tế - Bạn bè”, cơ cấu kinh tế được xác định lại và du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Trên nền tảng đó, nền kinh tế Sầm Sơn liên tục tăng trưởng caọ Ngành du lịch được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, các giá trị văn hóa, lịch sử, đóng góp lớn vào tổng sản phẩm xã hội của thị xã, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động. Các lĩnh vực kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng khá, hỗ trợ du lịch phát triển và góp phần nâng cao đời sống nhân dân (Võ Duy Sang, 2011).

Kết quả hoạt động kinh tế của thị xã Sầm Sơn trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn qua các năm 2009 – 2011(*) Năm 2009 Năm 2010 Ước tính 2011 Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đ) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ đ) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ đ) Cơ Cấu (%) Tổng 1.288 100,00 1.500 100,00 1.968 100,00 1. Dịch vụ 915 71,04 1070 71,33 1.414 71.85 Du lịch 535 58,47 620 57,94 835 59.05 Dịch vụ khác 380 41,53 450 42,06 579 40.95

2. Ngư, nông, lâm nghiệp 219 17,00 246 16,40 317 16.11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 42

Nông, lâm nghiệp 22 10,05 23 9,35 30 9,46

3. Công nghiệp - xây dựng 154 11,96 184 12,27 237 12.04

Công nghiệp, TTCN 106 68,83 125 67,93 161 67,93 Xây dựng 48 31,17 59 32,07 76 32,07

Ghi chú: (*): Tính theo giá hiện hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Sầm Sơn)

Cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn qua các năm đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, trong 3 năm nghiên cứu, tỷ trọng ngành dịch vụ luôn đạt trên 70% giá trị đóng góp vào GDP trong đó doanh thu từ du lịch chiếm gần 60% tỏng doanh thu ngành dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng xuống. Nếu tính theo giá cố định năm 1994 tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 15,2%, mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2010 – 2015 là 18,5%. Thu nhập bình quân trên đầu người tại thị xã Sầm Sơn liên tục tăng, năm 2010 đạt 20,5 triệu đồng/người/năm và mục tiêu đến năm 2015 đạt mức 44 triệu/người/năm (Phòng thống kê Thị xã Sầm Sơn, 2010).

Thông qua số liệu về cơ cấu kinh tế của thị xã Sầm Sơn trong 3 năm cho thấy:

+ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của thị xã có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh và tạo ra nhiều việc làm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đâỵ

+ Do diện tích đất canh tác hẹp nên nông, lâm nghiệp không phát triển, riêng ngư nghiệp có bước phát triển khá, nhận được sự quan tâm đầu tư nhiều trong việc mua sắm tàu khai thác hải sản, năm 2010 có 1.245 tàu trong đó có 219 tàu khai thác xa bờ. Sản lượng khai thác năm 2010 đạt 14.650 tấn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 43 + Công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiêp phát triển ổn định. Trong đó nghề xây dựng dân dụng đang được định hình rõ, hầu hết các xã, phường đều có các công ty, tổ, đội hành nghề xây dựng.

3.1.2.2 Điều kiện xã hội

* Tình hình dân số, lao động, việc làm

Thị xã Sầm Sơn có 5 đơn vị hành chính (3 phường và 2 xã), toàn thị xã có hơn 14.000 hộ dân với gần 62.000 ngườị Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại thị xã đã giảm từ 1,21% năm 2005 xuống còn 1,0% năm 2010. Mức giảm sinh sản hàng năm là 0,05%, do đó tuổi thọ trung bình của người dân nâng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Lực lượng lao động tại thị xã Sầm Sơn khá lớn, trong đó có tới hơn 60% lao động làm trong ngành dịch vụ. Hàng năm,, số lao động được tạo việc làm mới trên 1000 người, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện tại ước tính chỉ còn 4,0% so với con số 8,5% năm 2005.

Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động và việc làm thị xã Sầm Sơn qua 3 năm 2009 – 2011

STT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 Ước tính

2011

1 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,0 1,0 1,0 2 Lực lượng lao động người 34.530 36.080 37.765 3 Lao động trong ngành du lịch người 20.530 21.910 23.048 4 Lao động được tạo việc làm mới người 1.200 1.550 1.685 5 Tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường xuyên % 4,5 4,5 4,0 6 Lao động được tạo việc làm hàng năm % 37 40 40

(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Sầm Sơn)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 44 Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân đạt được nhiều kết quả. Hệ thống y tế từ thị xã đến cơ sở được củng cố, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực hiện tốt việc phòng và chống các bệnh xã hội nên không có dịch bệnh lớn xảy rạ Chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần phục vụ bệnh nhân tiến bộ hơn, cơ sở vật chất khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đạị Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2010 còn 22%.

Giáo dục đào tạo được quan tâm phát triển, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 99,8% (Bảng 3.3). Số trường chuẩn đạt 100%. Các phòng học được xây mới hàng năm đã đáp ứng nhu cầu học tập, các trang thiết bị học tập được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóạ

Các chính sách xã hội được thực hiện có hiệu quả, việc xóa đói giảm nghèo được quan tâm, thực hiện đồng bộ. Số hộ nghèo năm 2010 giảm xuống còn 9%. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách. Đến nay đã có 80% số hộ dân có nhà ở kiên cố và cao tầng, 100% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 98,5% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 90% số hộ có ti vi, 60% hộ gia đình có xe máy, 20%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của du khách tại khu du lịch biển sầm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 140)