Nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 28 - 30)

1.3.3.1 Chính sách sản phẩm:

Sản phẩm dịch vụ là cốt lõi của một NHTM để cạnh tranh với đối thủ. Chính vì vậy, NHTM luôn phải nghiên cứu tìm tòi đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới kết hợp gia tăng tính tiện ích của các dịch vụ hiện có nhằm thu hút khách hàng. Chiến lược phát triển sản phẩm phải đạt được các mục tiêu:

- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm - Đa dạng hóa danh mục sản phẩm

- Tăng số lượng sản phẩm mới

- Tạo sự khác biệt, nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, các NHTM đang hướng vào việc đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

1.3.3.2 Chính sách phân phối:

Kênh phân phối của NHTM là mạng lưới phòng giao dịch, hệ thống máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ, các phương tiện truyền thông như điện thoại di động, Internet… Kênh phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, là cầu nối giữa khách hàng và NHTM. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, NHTM có địa điểm giao dịch ở hầu hết các khu dân cư, khu đô thị nên việc phát triển mạng lưới của ngân hàng càng được quan tâm hơn hết.

1.33.3 Chính sách giá:

Chính sách giá cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển DVNHBL. Giá cả của dịch vụ ngân hàng có thể kể đến như:

- Lãi suất huy động vốn: Hiện nay với sự ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, cùng với việc thực hiện bảo hiểm tiền gửi đã tạo sự an tâm cho hầu hết dân chúng gửi tiền tiết kiệm. Vì vậy, ngoài các yếu tố: uy tín, mạng lưới huy động và sự đa dạng hoá các loại hình sản phẩm huy động vốn thì lãi suất tiền gửi được xem là yếu tố cạnh tranh khá nhạy cảm trong huy động vốn. Tham khảo biểu lãi suất trên địa bàn thời gian qua, có thể nhận xét: lãi suất huy động của các NHTMCP thường cao hơn các khối khác vì:

o Các NHTMCP có nhu cầu sử dụng vốn nhiều nhưng nguồn vốn bị hạn chế do uy tín chưa cao, vốn tự có thấp; vốn sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn huy động.

o Các NHTMNN như Vietcombank, Viettinbank, Agribank…có điều kiện thực hiện nhiều dịch vụ thanh toán nên khả năng huy động nguồn vốn lãi suất thấp rất thuận lợi.

o Các NHNNg bị giới hạn về đối tượng và tỷ lệ huy động vốn nên không mặn mà trong việc nâng lãi suất huy động. Tuy nhiên lúc cần, họ có thể vay “qua đêm” theo lãi suất thương lượng với các đơn vị kinh tế khác.

- Lãi suất cho vay: Hiện nay với chủ trương kích cầu nhằm phát triển nền kinh tế, đồng thời, với sự linh hoạt trong chính sách điều hành tiền tệ nhằm cân đối quan hệ cung cầu tiền tệ trong lưu thông, trong đó việc áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN quy định tạo cơ sở cho các NHTM ấn định lãi suất cho vay. Nhìn chung, lãi suất cho vay của các NHTMCP thường cao hơn cá NHTM khác, nhất là các NHTMNN vì:

o Các NHTMCP có vốn tự có còn thấp, nguồn vốn huy động lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn làm cho giá thành đầu vào cao, buộc các NHTMCP phải cho vay với lãi suất cao để bảo đảm hiệu quả kinh doanh.

o Các NHTMNN có chi phí vốn thấp, được tiếp nhận vốn ủy thác, ưu đãi do Nhà nước chỉ định nên có giá thành vốn thấp. Vì vậy có thể cho vay với lãi suất thấp. Chưa kể việc cho vay theo chỉ định hoặc theo cơ chế chính sách...

o Các NHNNg chủ yếu cho vay bằng vốn tự có. Mặt khác, tín dụng không là nguồn thu chủ yếu mà chỉ nhằm hỗ trợ kinh doanh dịch vụ nên mức lãi suất cho vay thường không cao.

- Phí dịch vụ: Tuy quá trình phát triển DVNHBL của ngân hàng chịu tác động của nhiều yếu tố như: chất lượng dịch vụ, năng lực và mạng lưới phục vụ... nhưng nhìn chung, nếu phí dịch vụ cao thì ngân hàng sẽ khó cạnh tranh với các ngân hàng khác. Vì khách hàng có xu hướng chọn những ngân hàng có mức phí dịch vụ hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng.

1.3.3.4 Chính sách marketing:

Thị trường vừa là đối tượng phục vụ, vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì thế, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao. Điều này sẽ

được thực hiện tốt thông qua cầu nối Marketing.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing ngân hàng là tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ ở thị trường mục tiêu. Cụ thể, Marketing ngân hàng cần phải :

Thứ nhất: Tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ. Tính độc đáo phải mang lại lợi thế của sự khác biệt trong thực tế hoặc trong nhận thức của khách hàng.

Thứ hai: Làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng. Nếu chỉ tạo ra sự khác biệt sản phẩm thì chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Điều quan trọng là sự khác biệt đó phải có tầm quan trọng đối với khách hàng, có giá trị thực tế đối với họ và được họ coi trọng thực sự.

Thứ ba: Tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng. Sự khác biệt phải được ngân hàng tiếp tục duy trì, đồng thời phải có hệ thống biện pháp để chống lại sự sao chép của đối thủ cạnh tranh.

Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp ngân hàng phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)