Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 88 - 91)

Những mặt hạn chế trong hoạt động bán lẻ của NHTMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An trong giai đoạn qua là do tác động của những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía hệ thống nội tại và những nguyên nhân khách quan bên ngoài có thể kể đến như:

2.4.3.1 Chú trọng và tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh bán buôn hơn là hoạt động NHBL

Do mảng kinh doanh bán buôn vẫn mang lại nguồn thu lớn cho hoạt động kinh doanh của HDBank Nghệ An nên chi nhánh chưa thật sự tập trung vào phát triển mảng bán lẻ, đặc biệt là trong hoạt động cho vay bán lẻ. Dư nợ bán buôn của chi nhánh trong 03 năm (2010-2012) đều chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ, đến cuối năm 2012 tỷ trọng này đã lên đến 77%. Cho thấy đây vẫn là nguồn thu lớn nhất của chi nhánh và chi nhánh chưa thực sự lấy hoạt động NHBL làm trọng tâm.

2.4.3.2 Vẫn tồn tại tư tưởng, quan niệm sai lầm trong đại bộ phận cán bộ công nhân viên HDBank

Hầu hết các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh HDBank Nghệ An nói riêng cũng như trong hệ thống HDBank nói chung vẫn còn tư tưởng, quan niệm cho rằng HDBank là ngân hàng tiên phong trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, là một ngân hàng lớn có thương hiệu mạnh và được nhiều khách hàng biết đến. Tuy nhiên, quan điểm này đến thời điểm hiện nay đang là một sai lầm, do các ngân hàng thương mại khác cũng đã chú trọng tới việc đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển các sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường đi kèm với chất lượng phục vụ tốt nên đã có tốc độ tăng trưởng rất cao (ví dụ: ACB, Sacombank ..).

Quan niệm sai lầm này đã khiến cho phần lớn đội ngũ cán bộ HDBank bị sức ì, không nỗ lực cố gắng hết mình để cùng góp sức đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói riêng và cả hệ thống HDBank nói chung.

2.4.3.3 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

Hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng, hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều chọn lĩnh vực bán lẻ để thâm nhập, cạnh tranh và coi đây là tương lai sống còn của mình. Đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 37 tổ chức tín dụng hoạt động với tổng số điểm giao dịch là 147 điểm [5]. Thị trường Nghệ An không lớn nhưng bị chia sẻ bởi quá nhiều ngân hàng làm cho áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Các Ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ luôn có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn, các NHTM CP nhà nước lại luôn có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay khiến chi nhánh HDBank Nghệ An đã gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.

2.4.3.4 Xuất hiện nhiều loại tội phạm công nghệ cao

Việc ứng dụng phổ biến e-banking là một xu thế tất yếu để phát triển DVNHBL và thương mại điện tử, tuy nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xuất hiện ngày càng nghiều tội phạm là các “hacker mũ đen” thâm nhập vào các website của các ngân hàng để đánh cắp dữ liệu, mật khẩu của khách hàng để lấy tiền hoặc phát tán virus gây hại, một số đạo chích tìm cách lấy cắp mật khẩu thẻ ATM để rút tiền của khách hàng, đã và đang đe dọa đến tài sản của ngân hàng và khách hàng.

2.4.3.5 Các nguyên nhân khách quan khác

Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố khách quan khác nằm ngoài ngân hàng như môi trường chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ

phát triển. Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi muốn triển khai dịch vụ mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những vấn đề mang tính lý luận đã đề cập trong chương 1, nội dung chương 2 đi vào phân tích những vấn đề sau:

+ Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Nghệ An.

+ Những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân; những điểm mạnh - điểm yếu – cơ hội – thách thức trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để làm cơ sở đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DVNHBL tại Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh – Chi nhánh Nghệ An trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINHCHI NHÁNH

NGHỆ AN

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 88 - 91)