Trụ sở chính của HDBank Nghệ An nằm tại địa chỉ 39 Lê Hồng Phong, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An. Do vậy, tỉnh Nghệ An có những đặc điểm và điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nói chung và HDBank Nghệ An nói riêng.
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
khăn: tốc độ lạm phát tăng cao, tỷ giá, lãi suất... diễn biến phức tạp, thị trường tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường..., sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản... cũng đã ảnh hưởng đến ngành ngân hàng và HDBank Nghệ An. Tuy môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Nghệ An vẫn đạt mức tăng trưởng khá và là một trong những tỉnh có đóng góp lớn vào Ngân sách Trung ương. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong năm 2012 của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ năm trước: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,63%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,95%, dịch vụ tăng 10,05%, doanh thu du lịch tăng 19%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 520 triệu USD [23]... Một số chương trình, dự án trọng điểm đã và đang phát huy được hiệu quả góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế ở Nghệ An tập trung mở rộng khu kinh tế Đông Nam để đón chào các nhà đầu tư, mở rộng 01 nhà máy cung cấp xi măng, các dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới, khu nghỉ dưỡng cao cấp liên tục được triển khai… Với đà phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, sẽ tạo môi trường kinh tế thuận lợi góp phần cho sự phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động NHBL của HDBank Nghệ An.
2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị: Nền chính trị ở Việt Nam được đánh giá thuộc vào dạng ổn định trên thế giới. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Khi các doanh nghiệp phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
Các tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn vào ngành Ngân hàng tại Việt Nam dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy ngành Ngân hàng phát triển.
Nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ về khủng bố, đình công, bãi công…Từ đó giúp cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tránh được những rủi ro. Và thông qua đó, sẽ thu hút đầu tư vào các ngành nghề, trong đó có ngành Ngân hàng.
Pháp luật: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Ngân hàng, một ngành có tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Các hoạt động của ngành Ngân hàng được điều chỉnh một cách chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các Ngân hàng thương mại còn chịu sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước. Với một hệ thống
luật pháp đầy đủ, hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng được hướng dẫn cụ thể và có điều kiện kinh doanh minh bạch.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc sử dụng công nghệ mới đòi hỏi khuôn khổ pháp lý mới để có thể ứng dụng và phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, đặc biệt là sản phẩm ngân hàng điện tử, một trong những sản phẩm để đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hiện nay, trong khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam, đã có những quy định pháp lý đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử như sau:
- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 29/11/2005. Luật này đã chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006.
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP, ngày 09/06/2006 hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP, ngày 23/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP, ngày 08/03/2007 quy định về giao dịch điện tử trong Ngân hàng.
2.2.1.3 Môi trường văn hoá xã hội
HDBank Nghệ An chủ yếu phục vụ tại địa bàn Thành phố Vinh. Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông. Về độ tuổi, Nghệ An là tỉnh có lực lượng lao động trẻ. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 51,65% tổng lực lượng lao động. Giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau về phân bố lực lượng
theo độ tuổi. Tỉ lệ lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (từ 15-24 tuổi) và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (từ 25-59 tuổi) khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Tốc độ đô thị hoá cao cùng với cơ cấu dân số trẻ của tỉnh Nghệ An sẽ khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển hoạt động NHBL của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.[21,23]
2.2.1.4 Môi trường công nghệ
Việt Nam ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới do đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành Ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép Ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, các cách thức phân phối, và đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Ngoài ra, sự chuyển giao công nghệ và tự động hoá giữa các Ngân hàng tăng dẫn đến sự liên doanh, liên kết giữa các Ngân hàng để bổ sung cho nhau những công nghệ mới. Tóm lại, sự thay đổi công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.1.5 Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Hệ thống ngân hàng của tỉnh Nghệ An trong bốn năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số lượng các tổ chức tín dụng gia nhập hoạt động trên địa bàn. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, cả tỉnh đã có 37 tổ chức tín dụng hoạt động (Phụ lục 2) với tổng số điểm giao dịch là 147 điểm [5]. Thị trường Nghệ An không lớn nhưng bị chia sẻ bởi quá nhiều ngân hàng làm cho áp lực cạnh tranh hết sức gay gắt đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Các NHTMCP có nhiều chính sách cạnh tranh về cả huy động vốn lẫn cho vay khiến HDBank Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.