Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 112 - 125)

Nhà nước với vai trò lãnh đạo và định hướng phát triển kinh tế chính trị, xã hội chung của đất nước do vậy vấn đề quản lý vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong xu hướng hội nhập. Do đó, Nhà nước và Chính phủ cần phải:

- Tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để hệ thống ngân hàng tài chính phát triển lành mạnh và hiệu quả. Các quy định về hoạt động của ngành ngân hàng phải hướng theo xu thế quốc tế hoá, phù hợp với các điều kiện và tiêu thức mà các ngân hàng thương mại khác ở các nước phát triển đang áp dụng và triển khai. Ngoài ra các quy định của pháp luật Việt nam cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động.

- Tạo môi trường kinh tế ổn định: ổn định giá cả, ổn định lãi suất trên thị trường tiền tệ... Trong thời gian qua, tình trạng đầu cơ, lũng đoạn trên thị trường vàng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường ngoại tệ đã ảnh hưởng

không nhỏ đến hoạt động của các NHTM trong việc kiểm soát dòng tiền gửi tiết kiệm cũng như chất lượng của các khoản vay. Bên cạnh đó, nó cũng tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân, đến việc cân đối tài chính gia đình để quyết định gửi tiết kiệm hay đi vay vốn ngân hàng. Do vậy, Chính phủ cần đưa ra các giải pháp bình ổn thị trường nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.

- Xây dựng và đưa vào luật quy định cho phép sử dụng chữ ký điện tử: xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp các phát sinh. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống. Xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.

- Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí, tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động và triển khai dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An trình bày trong chương 2 với những ưu điểm và hạn chế, chương 3 của luận văn đã đi sâu vào giải quyết các vấn đề sau:

- Trình bày những định hướng phát triển chung cũng như định hướng phát triển DVNHBL của HDBank chi nhánh Nghệ An.

- Đề xuất những giải pháp phát triển DVNHBL của Chi nhánh HDBank Nghệ An. Nhìn chung, các giải pháp đưa ra liên quan đến các yếu tố như: phát triển sản phẩm, chất lượng dịch vụ, kênh phân phối, hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, năng lực quản lý và điều hành...

- Cuối cùng là một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, NHNN Việt Nam, Chính Phủ để đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển DVNHBL tại Chi nhánh HDBank Nghệ An.

KẾT LUẬN

Phát triển dịch vụ NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, ngày càng có nhiều NHTM có xu hướng chuyển sang hoạt động bán lẻ để có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Trong thời gian qua, cùng với sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường DVNH trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì công tác phát triển DVNHBL của HDBank Nghệ An ngày càng được chú trọng hơn. Với đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An”, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề như sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động ngân hàng bán lẻ trên cơ sở xây dựng khái niệm ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ hai, đã đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An qua các năm từ 2010 đến 2012. Từ đó, đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, điểm mạnh và điểm yếu.

Thứ ba, đã trình bày định hướng hoạt động chung và định hướng phát triển DVNHBL của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An. Đồng thời đưa ra hệ thống gồm 7 giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An.

Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan, các cá nhân, đặc biệt là TS. Phan Thị Dung đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

Với mong muốn góp phần đưa hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại HDBank Nghệ An ngày càng phát triển, tác giả đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu cho đề tài. Tuy nhiên, với khả năng có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cox David, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia (1997).

2. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2010, 2011.

3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo năm 2010. 4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo năm 2011. 5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An, Báo cáo năm 2012.

6. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2011,2012.

7. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2010,2011.

8. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An, Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2011.

9. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010.

10.Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010.

11.Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh- Chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012.

12.Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên năm 2010. 13.Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên năm 2011. 14.Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên năm 2012. 15. Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, Sổ tay sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (Tháng 09/2011).

16. Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh (2010-2011-2012). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Nghệ An, Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2010,2011.

18.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1996), Từ điển Ngân hàng và Tin học.

19.Quốc hội khóa X (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997.

20.Quốc hội khóa X (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX ngày 12/12/1997.

21. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2030 số 270/2013/QĐ-TTg ngày 31/01/2013.

22. Dương Thị Thuỳ Linh (2012), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Nghệ An.

Các website:

22. www.baonghean.vn Cổng thông tin điện tử Báo Nghệ An. 23. www.nghean.gov.vn Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An. 24. www.svb.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

25. www.hdbank.com.vn Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh.

26. www.vietinbank.vn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 27. www.agribank.com.vn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam.

28. www.acb.com.vn Ngân hàng TMCP Á Châu.

29. www.sacombank.com.vn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 30. www.scb.com.vn Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

PHỤ LỤC 1

CÁC GIẢI THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HDBANK

- Huân chương lao động do Chủ tịch nước trao tặng - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- HDBank được NHNN nước xếp loại A - Cờ thi đua của NHNN Việt Nam - Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất - Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng

- Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN, Ban tuyên Giáo TW trao tặng)

- Thương hiệu uy tín Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Vì sự phát triển Văn hóa cộng đồng (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Top 50 DN nộp thuế lớn nhất V1000 (do Vietnam Report trao tặng)

- Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất (do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng)

- Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN AWARDS (do IDG trao tặng)

- Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2012,2011 (do Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ -LACP trao tặng)

- Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do Wells Fargo trao tặng) - Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng)

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN TÍNH ĐẾN 31.12.2012

TT Tên Tổ chức Tín dụng

I NHTM Nhà nước 18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Nghệ An

1 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp &

PTNT tỉnh Nghệ An 19

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Chi nhánh Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công

Thương tỉnh Nghệ An 20

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Nghệ An

3 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát

triển tỉnh Nghệ An 21

Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Nghệ An

4 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Nghệ An 22

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng hải Nghệ An

5 Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Trung Đô 23

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Chi nhánh Nghệ An

6 Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi

nhánh Nghệ An 24

Ngân hàng TMCP Quốc tế Chi nhánh Vinh

7 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

hội tỉnh Nghệ An 25

Ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Nghệ An

8 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ

An 26

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Chi nhánh Nghệ An

9 NH Công thương Cửa Lò 27 Ngân hàng TMCP Bảo Việt Chi nhánh Nghệ An

10 Ngân hàng đầu tư phát triển Phủ Diễn 28 Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Nghệ An

11 Ngân hàng Công thương Bến Thủy 29 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Nghệ An

II Khối quỹ tín dụng 30 Ngân hàng TMCP Dầu khí Chi nhánh Nghệ An

12 Quỹ tín dụng TW Nghệ An 31 Ngân hàng TMCP Đại Á Chi nhánh Nghệ An

13 Quỹ tín dụng cơ sở 32 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Nghệ An

III Khối chính sách 33 Ngân hàng VietBank Chi nhánh NA 14 Ngân hàng chính sách xã hội 34 Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Nghệ An 15 Ngân hàng phát triển 35 Ngân hàng Đại Dương- CN Nghệ An

V NHTM cổ phần 36 Ngân hàng Bắc Á- Hội sở

16 Ngân hàng Liên Việt- CN Nghệ An 37 Ngân hàng Xăng dầu- CN Nghệ An 17 Ngân hàng Bắc Á-CN Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 3

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

(Về chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử của HDBank Nghệ An)

Giới tính :  Nam  Nữ Tuổi:……….

Nghề nghiệp:………. Đơn vị công tác:……….

1. Anh/chị đã giao dịch với HDBank Nghệ An trong thời gian bao lâu?

 Dưới 2 năm  Từ 2 năm đến 5 năm

 Từ 5 năm đến 10 năm  Trên 10 năm

2. Anh/chị đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (DVNHĐT) nào của HDBank Nghệ An?

 Mobile banking  Internet banking

 SMS banking  Khác:

3. Anh/chị biết đến DVNHĐT của HDBank Nghệ An qua nguồn thông tin nào?

 Người thân, bạn bè, đồng nghiệp  Tờ bướm/tờ rơi ở Ngân hàng

 Phương tiện truyền thông (báo chí, ti vi)  Nhân viên Ngân hàng tư vấn

 Website của HDBank  Khác:………..

4. Tần suất sử dụng những tiện ích của DVNHĐT của anh/chị như thế nào?

stt Tiện ích Lần/tháng

1 Kiểm tra số dư

2 Cập nhật thông tin về lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán 3 Chuyển khoản

4 Thanh toán hóa đơn (mua vé máy bay, điện, nước…) 5 Thanh toán/nhận lương

6 Khác………

5. Lý do anh/chị sử dụng DVNHĐT của HDBank Nghệ An?  Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng, an toàn

 Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục

 Phí sử dụng dịch vụ thấp

 Khác………

6. Đánh giá về DVNHĐT của HDBank Nghệ An:

Mức độ đồng ý được đánh giá theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 5: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 không đồng ý; 3 là mức độ bình thường; 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý.

Yếu tố 1 2 3 4 5

Thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản

Thời gian thực hiện và xử lý dịch vụ nhanh chóng Cách thức sử dụng đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân viên nhiệt tình, chủ động giải thích, tư vấn Nhân viên có kiến thức nghiệp vụ

Phí dịch vụ hợp lý

Các khiếu nại được giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng

7. Một cách tổng quát, anh/chị cho rằng mức độ hài lòng của mình đối với DVNHĐT của HDBank Nghệ An là:

Hoàn toàn không hài lòng Hoàn toàn hài lòng

1 2 3 4 5

8. Lý do anh/chị chưa sử dụng DVNHĐT của HDBank Nghệ An?  Dịch vụ còn mới, chưa biết, chưa có thông tin

 Có thói quen đến ngân hàng giao dịch

 Lo ngại thủ tục rườm rà

 Cảm thấy không an tâm, an toàn

 Quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác.

 Không quan tâm

 Chưa có nhu cầu, chưa cần thiết sử dụng

9. Anh/chị có dự định sử dụng hoặc giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân sử dụng DVNHĐT của HDBank Nghệ An không?

 Có

 Không

10. Những ý kiến dóng góp của anh/chị để cải tiến, phát triển DVNHĐT của HDBank Nghệ An:

……….……

……….…………

……….………

……….………….

PHỤ LỤC 4

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

(Về chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ của HDBank Nghệ An)

Giới tính :  Nam  Nữ Tuổi:……….

Nghề nghiệp:………. Đơn vị công tác:……….

1. Anh/chị đã giao dịch với HDBank Nghệ An trong thời gian bao lâu?

 Dưới 2 năm  Từ 2 năm đến 5 năm

 Từ 5 năm đến 10 năm  Trên 10 năm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển tp hcm chi nhánh nghệ an (Trang 112 - 125)