Sản xuất chăn nuôi trong nước chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa. Lượng xuất khẩu chiếm một tỉ lệ không lớn. Mặc dù một số địa phương đã áp dụng một số công nghệ cao trong chăn nuôi, nhưng qui mô sản xuất của Việt Nam vẫn mang tính tận dụng và mức độ thâm canh thấp, trong thời gian qua chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí số một trong ngành chăn nuôi và luôn duy trì mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao 3,31%/năm, chất lượng lợn giống được cải thiện tích cực, chăn nuôi lợn trang trại được phát triển mạnh vài năm gần đây và công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại. Hiện nay cả nước có khoảng gần 27 triệu con lợn, trong đó chăn nuôi gia trại, trang trại chiếm khoảng 26.5%.
Tuy nhiên, sản lượng thịt hàng hóa của cả nước không lớn nên bình quân sản xuất đầu người thấp. Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến tăng sản lượng thịt nhập khẩu qua các năm. Chăn nuôi năm 2012 gặp khá nhiều khó khăn (Cục Chăn nuôi, 2012).
Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị: Nghìn con STT Vùng Năm So sánh (%) 2010 2011 2012 11/10 12/11 BQ 1 Cả nước 27373.3 27056.0 26494.0 99,05 97,92 98,48 2 Đồng bằng Sông Hồng 6602.1 7092.2 6855.2 107,42 96,65 102,03
3 Trung du và miền núi
phía Bắc 5552.9 6424.9 6346.9 115,70 98,78 107,24
4
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 1633.1 5253.3 5084.9 321.67 96,79 209,23 5 Tây Nguyên 2485.3 1711.7 1704.1 68,87 99,55 84,21 6 Đông Nam Bộ 3798.9 2801.4 2780.0 73,74 96,66 85,20 7 Đồng Bằng Sông Cửu Long 6602.1 3772.5 3722.9 57,14 98,68 77,91 ( Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012)
Trong 3 năm gần đây, số lượng đầu lợn tăng rất chậm thậm chí ở một số vùng như: Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, đồng bằng Sông Cửu
Long số đầu lợn giảm xuống một phần là do giá thức ăn tăng cao và dịch bệnh “tai xanh” thường xuyên xảy ra, gây không ít khó khăn cho các hộ chăn nuôi. Hiện tổng đàn heo đã giảm ít nhất 30% so với năm 2010 do bị ảnh hưởng bởi các đợt dịch bệnh trong suốt hai năm vừa qua. Tính đến thời điểm này có ít nhất 12 tỉnh xuất hiện bệnh “tai xanh” ở lợn. Chính nạn dịch bệnh này bùng phát lớn đã khiến cho hơn 200.000 con lợn bị tiêu huỷ trên cả nước. Nguyên nhân dẫn đến nạn dịch này bùng phát và lan rộng là do vận chuyển lợn từ nơi có dịch bệnh sang các vùng khác” (Phạm Liên Phương, 2012).
Tóm lại, tình hình tiêu thụ thịt lợn của chúng ta hiện nay vẫn chủ yếu là thị trường trong nước; giá tiêu thụ thịt lợn tại thị trường trong nước thường cao hơn so với các nước trong khu vực, điều này cũng là cơ hội thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, nhưng lại khó khăn cho việc cạnh tranh với thị trường xuất khẩu.