Khả năng sinh trưởng của giống

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 60 - 63)

a) Tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể từ lúc mới đẻ cho tới khí xuất bán

Để có con giống có chất lượng tốt, cần phải theo dõi tốc độ tăng trưởng về cân nặng của con giống qua các tời kỳ, được thể hiện dưới bảng như sau:

Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân lợn giống qua 4 giai đoạn đầu

Đơn vị: kg

STT Loại Mới sinh 10 ngày tuổi Cai sữa 3 tháng

1 Yorkshire 0,4 0,7 7 35 2 Landrace 0,5 0,9 8 37 3 Duroc 0,4 0,7 8,5 36 4 Pietrain 0,3 0,8 8.5 37 5 Lợn ta 0,3 0,7 6 33 BQ - 0,38 0,76 7,6 35,6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Qua điều tra cho thấy, các giống lợn phát triển bình thường, qua các mốc kiểm định, cân nặng của từng giống loài có các mức phát triển tương đối đồng đều, cao nhất là 2 loại giống lợn ngoại siêu thịt Landrace và Pietrain, thấp nhất vẫn là lợn ta (thuần việt). Thấy rằng, lợn lai có tốc độ tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng hơn lợn trong nước, như giống lợn Pietrain trọng lượng bình quân qua 4 giai đoạn tăng rất nhanh từ lúc mới sinh lợn giống con có trọng lượng 0,3kg đến khi 3 tháng tuổi đạt 37kg, trong đó giống lợn ta (thuần việt) từ khi mới sinh, trọng lượng là 0,3kg, lúc 3 tháng tuổi đạt 33kg. Cần cải thiện nhân rộng giống ngoại để tăng hiệu quả sản xuất kinh tế của Công ty.

b) Mức tiêu tốn thức ăn của lợn giống

Ngoài sự tăng về cân nặng qua các tời kỳ theo dõi thì mức độ tiêu tốn thức ăn của lợn giống cũng rất cần thiết, qua đó cho thấy được sự phát triển toàn diện của giống.

Bảng 4.6 Tình hình sử dụng thức ăn trong các chuồng nuôi của Công ty

Đơn vị: %/ngày

STT Loại thức ăn Nái Mới sinh Chuẩn bị xuất chuồng

1 Cám đậm đăc 28,12 0,00 75,25 2 Cám hỗn hợp 21,43 0,00 5,30 3 Cám ngô 26,65 0,00 15.36 4 Cám gạo 16.25 0,00 0,55 5 Sắn 3,11 0,00 0,00 6 Rau khoai 4,14 0,00 3,54 7 Sữa nái 0,00 100,00 0,00

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, 2014)

Theo số liệu Công ty cung cấp, tỷ lệ thức ăn cho lợn có cơ cấu khác nhau, phụ thuộc vào tùng loại thức ăn khác nhau như chất dinh dưỡng, chất đạm, khoáng cung cấp cho mỗi loại lợn, lượng thức ăn được được phân bổ với từng loại thức ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để lợn sinh trưởng phát triển tốt.

Đối với nái nuôi, loại thức ăn cám đậm đặc là loại thúc ăn được cho ăn ở các nái, các chuồng nuôi với bình quân tiêu tốn là 28,12%/ngày, ít nhất là thức ăn từ sắn chiếm 3,11%/ngày. Do việc nuôi nái để đảm bảo chất lượng của giống, thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhất để nái mẹ khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, con giống sau này được xét mua hay không là nhờ kiểm tra nái mẹ.

Đối với giống mới sinh, nguồn thức ăn ban đầu là sữa lợn nái mẹ, sữa nái mẹ lần đầu khi sinh ra là rất quan trọng. Sữa đầu của lợn nái rất quan trọng, có nhiều kháng thể giúp lợn con chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vì vậy cần chăm sóc kỹ để các lợn con trong ổ được bú sữa đầu đầy đủ trong 3- 7 ngày đầu sau khi nhằm tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Đối với giống chuẩn bị xuất chuồng, mức tiêu thụ thức ăn là quan trọng nhất, quyết định tới sức khỏe, sức tăng trưởng của giống, điều kiện để xuất

Chính vì vậy, nguồn thức ăn hàng ngày phải đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất, cám đậm đặc là loại thức ăn được chọn cho giống ăn nhiều nhất với mức là 75,25%/ngày.

Bảng 4.7 Lượng thức ăn cho lợn giống của Công ty

Đơn vị: kg/con/ngày

STT Loại Mới sinh 10 ngày tuổi Cai sữa 3 tháng

1 Cám đậm đăc - - 0,40 0,70 2 Cám hỗn hợp - 0,01 - 0,50 3 Cám ngô - - 0,30 0,20 4 Cám gạo - 0,10 0,20 0,40 5 Sắn - - - - 6 Rau khoai - - - 0,50 7 Sữa nái 0,14 0,14 - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra và tính toán của tác giả, 2014)

Nghiên cứu cho thấy, lợn giống từ lúc mới sinh, nguồn thức ăn duy nhất là sữa nái mẹ với lượng 0,14 kg/con/ngày, từ 7-10 ngày thức ăn được bổ sung thêm cám hỗ hợp trộn với cám gạo cho lợn con nhưng thức ăn chính vẫn là sữa nái.

Vào thời kỳ cai sữa nái, lúc này lợn giống con đã cứng cáp và không bú mẹ, được tách sang nuôi riêng, thì lượng thức ăn chính của lợn là những loại cám có chất lượng dinh dưỡng cao, do sự phát triển của cơ thể con giống, mỗi ngày trung bình tiêu tốn 0,4kg cám đậm đặc, 0,3kg cám ngô, 0,2kg cám gạo để cho lúc xuất chuồng lợn giống có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ba tháng tuổi, lúc này lợn đã phát triển, lượng thức ăn tiêu thụ bình quân một ngày càng tăng cao, ngoài những loại cám có chất dinh dưỡng cao, lợn được thêm thức ăn tươi là rau khoai, như rau muống, khoai lang, nhằm bổ sung chất cho cơ thể con giống.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w