Thể chất của lợn giống khi xuất chuồng

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 58 - 60)

a) Tính di truyền của giống

Tính di truyền, lợn giống con được thừa hưởng những chỉ tiêu tốt nhất từ bố mẹ, cần xem lai lịch của đời ông, bà, cha mẹ xem có đạt năng suất chất lượng cao hay không, tính di truyền của giống được thể hiện dưới bảng như sau:

Bảng 4.4 Số lượng lợn giống xuất chuồng năm 2013 theo mùa

Đơn vị tính: con STT Chỉ tiêu Xuân (T1 – T3) Hạ (T4 – T6) Thu (T7 –T9) Đông (T10 – T12) Trước tết Sau tết 1 Thế hệ lai F1 10000 7000 5000 4000 4000 2 Thế hệ lai F2 2500 1700 1500 2000 2300

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, 2014)

Nghiên cứu cho thấy rằng với 2 thế hệ lợn giống khác nhau thì nhu cầu từng loại cũng rất khác nhau với thế hệ lai F1 thì mùa xuân có lượng lợn xuất bán cao nhất lên tới 10000 con, mùa thu là mùa có lượng lợn giống bán thấp nhất chỉ đạt 5000 con. Riêng với mùa đông thì lượng lợn giống được chia làm 2 giai đoạn với mỗi giai đoạn công ty xuất được 4000 con nhưng số lượng tổng của mùa đông cũng đạt 8000 con chưa phải là nhỏ nhất. Với thế hệ lai F2 thì số lượng bán có phần thấp hơn so với thế hệ lợn lai F1, mùa có số lượng bán nhiều nhất chính là mùa đông với 2 giai đoạn tổng số lượng bán là 4300 con trong khi đó mùa thu vẫn có số lượng lợn bán thấp nhất vào 1500 con.

Từ đó cho thấy được, thế hệ lai F1 luôn là thế hệ được hưởng những tính di truyền nổi trội nhất từ bố và mẹ, qua các thế hệ sau, chất lượng của

giống đã giảm dần, thế hệ lai F1 luôn áp đảo thế hệ sau, như về số lượng, chất lượng, khả năng cho thịt, nuôi làm giống sau này.

b) Điều kiện phát triển cá thể con giống

Ngay sau khi sinh lợn con được lau sạch bằng khăn mềm khô, bấm răng nanh, cắt cuống rốn (chừa lại khoảng 3- 4cm), dùng chỉ thắt lại và vô trùng bằng Iốt hoặc thuốc đỏ rồi bấm răng nanh cho lợn con.

Một giờ sau khi sinh có thể cho lợn con bú, sữa đầu của lợn nái rất quan trọng, có nhiều kháng thể giúp lợn con chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vì vậy cần chăm sóc kỹ để các lợn con trong ổ được bú sữa đầu đầy đủ trong 3 - 7 ngày đầu sau khi nhằm tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Tiến hành sắt cho lợn con lúc 3 và 14 ngày tuổi với liều 1- 2ml/con/ lần. Lợn con tập ăn: vào ngày tuổi thứ 7- 10 bằng thức ăn hỗn hợp dành cho lợn con theo mẹ. Ở những nơi không có thức ăn dành cho lợn con, có thể tập ăn cho lợn con bằng cháo gạo hoặc cám gạo mới trộn với chuối chín nghiền nát. Lợn con sẽ ăn mạnh từ ngày tuổi 18- 25 trở đi. Cai sữa lợn con vào lúc 28 - 30 ngày tuổi.

Lợn con sau cai sữa (lúc 30 ngày tuổi) thì phân loại trọng lượng để nhốt theo ô. Những con có trọng lượng thấp nhốt vào một ô, những con có trọng lượng cao nhốt vào một ô nhằm tránh đánh nhau để giành ăn. Số con nuôi cai sữa ở mỗi ô không quá 15 đến 20 con. Ô chuồng nuôi lợn con cai sữa thường 1,5 - 2,5 m 2 trong ô tuỳ theo số lượng con trong ô(10 - 20 con), cần có đèn sưởi cho lợn con trong mùa rét, khu chuồng nuôi lợn con sau cai sữa cần đủ ấm và thoáng.

Máng ăn cho chuồng úm có thể sử dụng máng ăn tự động hoặc máng ăn đặt dọc chuồng. Nước uống cho lợn con sau cai sữa cần sạch và mát và sử dụng núm uống tự động cho từng ô lồng (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, 2014).

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w