Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm lợn giống

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 30 - 33)

Việt Nam hiện nay hầu hết mọi người chăn nuôi lợn nhưng vẫn theo hình thức chăn nuôi truyền thống, không có tính chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên, do vậy muốn chăn nuôi được thành công chúng ta phải nắm bắt các kỹ thuật và phương pháp chăn nuôi tiên tiến và làm đồng bộ, theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009, có 5 yếu tố chính quyết định tới sản xuất sản phẩm lợn giống, đó là con giống, thức ăn, chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, quy trình chăm sóc.

2.1.5.1 Con giống

Để con giống có năng suất và chất lượng cao, chất lượng lợn bố mẹ phải tốt, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn chọn lọc.

Lợn đực: bụng thon, gọn, chân sau thẳng, cứng, trọng lượng từ 80kg trở lên, tinh hoàn to đều, treo không quá cao hoặc quá thấp, da tinh hoàn trơn bóng, không nhăn nheo.

Nái hậu bị: Bụng tròn, gọn, mông nở, mình thon. Để khai thác hậu bị nên chọn hậu bị từ 8 tháng trở lên, trọng lượng đạt 120kg trở lên, nhưng không quá béo hay quá gầy. Có số vú từ 12-16 vú, các vú to đều, khoảng cách các hàng vú đều nhau, nên chọn hậu bị có hàng vú từ 1 tầng đến 2 tầng. Âm môn hình quả đào, to, mẩy... Xu hướng chăn nuôi hiện nay thường chọn các giống nái siêu như: Yorkshire, Landrace, Duroc...(Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

2.1.5.2 Thức ăn

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 63 % - 67% giá thành sản phẩm chăn nuôi, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Nên chọn các nhà cung cấp thức ăn có danh tiếng như: DABACO,CP, Cargill, Greenfeed, ANT, Lái thiêu, Master, Con cò...(Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

2.1.5.3 Chuồng trại

Đây là vấn đề mà hầu hết những người chăn nuôi hiện nay ở nước ta còn thể hiện sự yếu kém của mình, có thể do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên chuồng trại chủ yếu là chuồng hở với điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy cần tham khảo nhiều mô hình trang trại khác nhau để có thể chọn được mô hình phù hợp với điều kiện của mình. Đa số hiện nay đều theo mô hình nửa kín nửa hở. Cần chú ý các điểm sau:

Bảng 2.3 Nhiệt độ, độ gió đảm bảo cho chăn nuôi lợn giống

Tuần tuổi heo Nhiệt độ chuồng (0C) Tốc độ gió(m/s)

5-6 30-31 0,3-0,4 7-8 29-30 0,3-0,4 9-10 28-29 0,5-0,6 11-14 27-28 0,7-0,8 15-20 27 0,9-1,0 21-bán 26 1,0-1,2

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc giao, 2009)

Khi đã hoàn tất các khâu ta tiến hành lắp lại chuồng sàn, khi lắp song nếu chuồng không có lợn ta phun thuốc sát trùng với liều cao bằng 2 – 3 lần chỉ dẫn, nếu có lợn ta phun theo liều chỉ dẫn toàn bộ khu vựa chuồng đã xử lý trước khi nhận lợn lên đẻ. Thời gian để trống chuồng và xử lý khoảng 7 ngày, nếu lứa trước chuồng đẻ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao do đi ỉa nhiều, lợn mẹ ốm nhiều, nếu có điều kiện để chống chuồng 14 ngày là tốt nhất (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

2.1.5.4 Phòng trừ dịch bệnh

Bằng quy trình Vaccine và qui trình thuốc kháng sinh, về hai quy trình này tùy thuộc và áp lực của từng trại và từng vùng khác nhau để mình áp dụng cho phù hợp.

Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp như hiện nay, thì phòng bệnh được coi là số một. Các công ty, doanh ngiệp trang trại đều phải có quy định về phòng bệnh tránh cho dịch bệnh xảy ra và phải làm tốt công việc sau:

Phương tiện vào trại phải phun sát trùng ở ngoài cổng rồi qua hố sát trùng mà tốt nhất là không cho vào trừ là xe cám hoặc xe của công ty. Chú ý những xe mua phân, xe mua lợn loại, lợn chết không nên cho vào trại vì đây là những phương tiện nguy hiểm mang nhiều bệnh.

Hạn chế khách, những người không có việc cần thiết thì không nên cho vào khu chuồng trại thăm quan.

Công nhân, khách vào các khu chuồng trại phải được tắm sát trùng sạch sẽ thay quần áo lao động và đi ủng.

Không trở lợn ở nơi khác vào, trường hợp bắt buộc nhập thì phải nuôi cách ly 2 tuần không có vấn đề mới cho lợn nhập chuồng.

Phun sát trùng hàng tuần 2 lần ở xung quanh khu vực chuồng trại, khu ăn ở, đường đi khu có nhiều ruồi nhặng bằng sát trùng Biocide, allcide hoặc rắc vôi bột để phòng bệnh vào trại.

Các trại không được nuôi các loại gia súc gia cầm khác, kể cả nuôi chó vì đây là những vật có thể mang bệnh cúm gà,leptospiral, bệnh Aujecky(AD), những bệnh nguy hiểm khác cho đàn lợn. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

2.1.5.5 Quản lý chăm sóc

Xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán, kiểm tra, kiểm soát thật chặt chẽ và chính xác, bao gồm một số yếu tố như : nhiệt độ, nước uống, mật độ chăn nuôi, các khu nuôi khác nhau (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 30 - 33)