Các tiêu chuẩn chọn lợn giống

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 26 - 30)

Theo Trung tâm khuyến nông quốc giao, 2009. Sản xuất ra một sản phẩm lợn giống, con giống cần phải đáp ứng những chỉ tiêu chọn lọc sau để đưa vào chăn nuôi nhằm đạt được hiệu quả sản xuất và chăn nuôi.

a) Ngoại hình

Cân nặng: Trọng lượng của một con lợn giống được xuất bán ra thị

Sức khỏe: Con giống được chăm sóc sức khỏe đầy đủ từ lúc mới sinh

cho tới khi xuất bán, được tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh thường gặp cũng như các bệnh nguy hiểm như ‘long móng, lở mồm, tiêu chảy, tai xanh…’

Khi chọn giống cần phân biệt con giống có bị mắc bệnh hay không ,lợn khỏe mạnh hay lợn mắc bệnh thường có biểu hiện lộ ra bên ngoài cho ta biết được khá đầy đủ về sức khỏe của nó:

Bảng 2.2 Dấu hiện nhận dạng sức khỏe của lợn trong chăn nuôi

Lợn bệnh Lợn khỏe mạnh

- Dáng lừ đừ, uể oải thụ động, thích nằm vùi một nơi

- Mặt mày lanh lợi, xăng xái, chạy tới chạy lui

- Thân nhiệt cao hơn 400 C, lông khô, không tươi tắn và xù lên

- Da bóng, lông mượt, thân nhiệt bình thường 380 C

- Ăn ít hoặc bỏ ăn - Ăn nhiều và ăn ngon miệng

- Đuôi cụp xuống - Đuôi cong vòng lên

- Mắt mở hí, sợ chói sáng - Mắt mỏ to, long lanh sáng

- Niêm mạc mũi khô, chảy nước mũi - Mũi màu hồng, ươn ướt.

- Phân hôi. Táo bón hay tiêu chảy - Phân mềm

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009 ) Vóc dáng: Lợn đạt tiêu chuẩn về vóc dáng, ngoại hình cần đạt các yếu

tố như mang đặc tính của giống, mỗi giống lợn đều có vóc dáng riêng biệt, sắc lông và đặt trưng riêng, không thể nhầm lẫn với giống khác được. Chẳng hạn như Yorkshire large white có da màu lông trắng, vóc dáng cao to, đòn dài, tai đứng, mõm cong sẽ khác xa với vóc dáng của heo Landrace cũng da lông màu trắng, nhưng thân mỏng, cổ dài, vai hẹp, tai cụp xuống che cả mắt. Quan sát lợn mẹ rồi nhìn lại lợn con xem gì khác biệt đáng nghi ngờ không. Mọi việc nên tin vào quan sát của chính người mua, chớ vội tin vào lời nói đưa đẩy của người bán.

Thông qua ngoại hình mà ta nhận định được tình trạng sức khỏe, cấu trúc hoạt động bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của con giống.

b) Thể chất: là chất lượng cơ thể vật nuôi, có hai yếu tổ ảnh hưởng tới thể chất

của con giống là tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể con giống.

Tính di truyền, lợn giống con được thừa hưởng những chỉ tiêu tốt nhất từ bố mẹ, cần xem lai lịch của đời ông, bà, cha mẹ xem có đạt năng suất chất lượng cao hay không. Những tiêu chuẩn qui định của nhà nước, trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009 cho dòng cha mẹ có giống tốt là: nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm), dài đòn, đùi và mông to, tỷ lệ thịt sẻ trên 75%, đẻ sai từ 8-10con/lứa, trọng lượng con sau cai sữa đạt trên 15kg/con trở lên, thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2-3,5kg/1kg tăng trọng, phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng. Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, thương hàn, suyễn, lở mồm long móng. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 150-250cc (1cc tinh dịch chứa 3.000-3.500 triệu tinh trùng). Nên tìm hiểu kỹ lý lịch của nái mẹ (tốt nhất là cả lợn bố) xem nết ăn nết ở có tốt không, có nuôi con giỏi không và lứa con này là lứa con thứ mấy của nó. Vì rằng chọn lợn con làm giống từ nái mẹ quá tơ (đẻ lứa đầu) hoặc nái mẹ quá già (đẻ được chín mười lứa) không tốt nên chọn lợn con từ lúa thứ ba, thứ tư làm giống mới tốt vì ở vào giai đoạn này nái mẹ rất sung sức, mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể nó đã phát triển toàn diện.

Điều kiện phát triển cá thể con giống: khi vừa lọt lòng mẹ, những con giống có vóc dáng cao to, khỏe mạnh nhất(gọi là lợn đầu đàn) không bị thương tật, khôn lanh, nên nhớ kỹ tốt hơn làm dấu, để tiếp tục theo dõi sức sinh trưởng của nó sau này tốt xấu ra sao…

Vào thời điểm lợn lẻ bầy, những con được chọn trong đợt một nếu tiếp tục phát huy những ưu sẵn có từ trước nên nuôi tiếp, và cũng tiếp tục theo dõi… Những lợn không đạt chuẩn làm giống nên loại ra nuôi thịt (tất cả lợn đực nên thiến hết).

Khi lợn được 6 tháng tuổi, tuổi đực cái đều sắp lên giống, ta nên tuyển chọn lần cuối cùng. Chỉ giữ lại làm giống những con có vóc dáng đúng chuẩn,

bộ phận sinh dục tốt, sức khỏe sung mãn. Những lợn giống này được nuôi riêng, còn những lợn không đạt tiêu chuẩn dứt khoát loại thải bán thịt (Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

c) Khả năng sinh trưởng: là tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể từ lúc mới

đẻ cho tới khí xuất bán và mức tiêu tốn thức ăn.

Tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể, khi mới đẻ, lợn giống nặng khoảng 300-400g/con, ta chọn giống nên chọn con giống khỏe mạnh khỏe mạnh, có 12 vú trở lên, loại bỏ các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh hoặc do di truyền, sau 30 ngày (lợn con đã cai sữa mẹ), lợn giống phải đạt được mức trọng lượng trung bình là 6-8kg/con, hình dáng bên ngoài phát triển đều từ đầu tới đuôi, như tăng chiều cao, chiều dài, chiều ngang.

Khi mới đẻ, thức ăn của lợn con là sữa mẹ, nên ta đặc biệt chú ý chăm sóc tới nái mẹ.

Lợn nái sau khi sinh: ngày đầu tiên thường không cho ăn mà chỉ cho uống nước, ngày thứ hai cho ăn khoảng 1,5kg, sau đó cho ăn tăng dần, từ ngày thứ bảy trở đi cho ăn tự do. Lượng thức ăn tối thiểu cho một nái nuôi con trong một ngày được tính theo số lợn con có trong ổ là 0,5kg thức ăn/1 lợn con.

Nếu được chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, lợn con đạt trọng lượng khoảng 8-9kg kể từ khi cai sữa và tiến hành tách chuồng nuôi cũng với nái, nên chọn con giống phàm ăn, với lượng thức ăn tiêu thị bình quân ngày/con là 0,4-0,5kg (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

d) Sức sản xuất: là khả năng sản xuất của con giống như, sức cho thịt, bao

nhiêu lứa/năm, số con sinh ra trong một lần đẻ nái.

Đối với lợn giống được chọn nuôi để cung cấp thịt, chọn lợn có độ tuổi 55-60 ngày tuổi. Chọn con có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Có 6 cặp vú (cả lợn đực và cái), nhanh nhẹn, da hồng hào, lông mềm, nhuyễn và thưa. Trọng lượng lúc 2 tháng tuổi đối với lợn ngoại thuần hay lai F1 phải đạt

trung bình 15-20kg (lợn nội trọng lượng đạt 10-15kg). Lợn phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7-10 ngày. Lợn phải chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con đực không cận huyết.

Đối với, giống được chọn nuôi làm nái cho thế hệ tiếp theo, cần phải chú ý tới ngoại hình, 4 chân thẳng, khoẻ mạnh, có 12 vú trở lên, cân đối, núm vú dài khoảng 1cm, bộ phận sinh dục phát triển, độ dày mỡ lưng tại xương sườn cuối cùng thấp hơn 20mm. Tăng trọng bình quân/ngày kể từ lúc sinh đến 8 tháng tuổi đạt tối thiểu 450 gram (có nghĩa là trọng lượng hơi tối thiểu đạt khoảng 110 kg lúc 8 tháng tuổi). Trường hợp ngoại lệ: những con chưa biểu hiện lên giống có thể giữ lại đến 10 tháng tuổi, khi đạt trọng lượng trên 120kg mà vẫn chưa thấy lên giống thì kiên quyết loại thải (cần theo dõi về tăng trọng, đo độ dày mỡ lưng và ngoại hình của anh chị em ruột của nó). Giống được chọn làm nái sau này phải đạt từ 2,2- 2,4 lứa/nái/năm và 10-12 con/nái/lần đẻ (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2009).

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất sản phẩm lợn giống của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lợn giống lạc vệ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w