Tổng vốn pháp định: 17.353.053.000 đồng
Vốn kinh doanh ban đầu: 161 triệu đồng. Trong đó:
Vốn cố định : 92 triệu đồng Vốn lưu động : 69 triệu đồng
Qua 13 năm phấn đấu và nỗ lực, hiện nay tổng số vốn của Công ty đã được phát triển lên 61.212.132.000 đồng.
4.1.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng1 : Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
2003/2002
1-TSLĐ & ĐTNH 1.000 đ 25.236.708 29.347.370 +4.110.662
2-TSCĐ & ĐTDH 1.000 đ 29.469.400 31.864.762 +2.395.363
3-Nợ phải trả 1.000đ 44.313.464 48.772.021 +4.458.557
4-Nguồn vốn CSH 1.000đ 10.392.643 12.440.111 +2.047.468
5-Tổng tài sản 1.000 đ 54.706.107 61.212.132 +6.506.025
6-TSLĐ/Tổng tài sản (RLĐ ) % 46,13 47,94 +1,81
7-TSCĐ/Tổng tài sản (RCĐ) % 53,87 52,06 -1,81
8-Nợ phải trả/ Tổng NV (RD ) % 81,00 79,68 -1,32
9-Nguồn vốn CSH/ Tổng NV (Rt) % 19,00 20,32 +1,32
Nhận xét :
-Trong tổng tài sản năm 2002 thì TSLĐ chiếm 46,13 % , TSCĐ chiếm 53,87%. Đến năm 2003 thì TSLĐ chiếm 47,94%, TSCĐ chiếm 52,06% trong tổng tài sản.Qua đó ta thấy tỷ trọng TSLĐ năm 2003 tăng 1,81% còn tỷ trọng TSCĐ giảm 1,81% so với năm 2002, điều này cho thấy trong năm 2003 công ty đã đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn TSCĐ.
-Trong năm 2002 tổng Nguồn vốn mà Công ty có được trong kỳ được huy động từ nguồn vốn vay nợ là 81,00% và tự tài trợ 19%. Trong năm 2003 tổng Nguồn vốn mà Công ty có được trong kỳ được huy động từ nguồn vốn vay nợ chiếm 79,68% và tự tài trợ là 20,32%. Vậy tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty trong năm 2002 kém hơn so với năm 2003.
Kết luận: Qua đó ta thấy, tỷ lệ vốn vay trong Công ty qua các năm là rất cao. Có thể thấy là một doanh nghiệp Nhà nước nên việc vay vốn có dễ dàng hơn với Công ty nhưng cơ cấu này cho thấy tính tự chủ về vốn của công ty chưa cao. Hơn nữa, vay thì phải trả lãi nên mặc dù làm ăn có kết quả cao, doanh thu thuần trong năm 2003 là khá lớn nhưng do phải trả lãi vay nên lợi nhuận sau thuế của Công ty sụt giảm rất nhiều so với năm 2002. Trong năm 2003 tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có phần nhích lên nhưng không đáng kể.
Từ những thành tựu đã đạt được trong các năm gần đây, Công ty tiếp tục không ngừng đổi mới cung cách làm ăn, sao cho việc sử dụng nguồn vốn được hiệu quả hơn.Trong thời gian qua,
Công ty đã xây dựng và áp dụng thành công một số chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới, đảm bảo nguồn vốn được huy động hợp lý, được sử dụng hiệu quả về mặt lâu dài.
4.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong hai năm 2002-2003.
Bảng 2: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty
Đvt: 1000đồng
2003/2002 Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2002 Năm 2003 ± %
1.Doanh thu thuần 1 38.188.234 44.543.736 +6.355.502 +16,64
2. VLĐbq 2 24.725.853 27.292.039 +2.566.186 +10,38
3.Lợi nhuận sau thuế 3 1.789.464 669.634 -1.119.830 -62,58 4. Số vòng luân chuyển VLĐ
(vòng)
4=1/2 1,544 1,632 +0,088 +5,67
5. Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày)
5=(360*2)/1 233 221 -12 -5,15
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ 6=2/1 0,647 0,613 -0,034 -5,26
7. Hiệu quả sử dụng VLĐ 7=3/2 0,072 0,025 -0,047 -65,28
Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2003 không tốt bằng năm 2002. Mặc dù Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tốt hơn, số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng và số ngày luân chuyển một vòng quay giảm hơn so với năm 2002. nhưng lợi nhuận sau thuế mang lại trên một đồng vốn lưu động lại giảm.
Bảng 3: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Đvt: 1000đ
Chênh lệch 2003/2002
Chỉ tiêu Ký
hiệu Năm 2002 Năm 2003 ± %
1.Doanh thu thuần 1 38.188.234 44.543.736 +6.355.502 +16,64
2.VCĐbq 2 27.951.786 30.667.081 +2.715.295 +9,71
3.Lợi nhuận sau thuế 3 1.789.464 669.634 -1.119.830 -62,58
4. Sức sản xuất VCĐ 4=1/2 1,37 1,45 +0,08 +5,84
5. Sức sinh lời VCĐ 5=3/2 0,064 0,022 -0,042 -65,63
Nhận xét: Tóm lại, qua phân tích cho thấy tình hình sử dụng VCĐ của Công ty ta có thể kết luận hiệu quả sử dụng VCĐ là tương đối cao vào năm 2002, thể hiện ở sức sinh lợi của VCĐ.
Tuy nhiên, sang năm 2003 thì hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty lại thấp vì trong năm này Công ty đã chi ra một khoản chi phí lớn để trang trải các khoản nợ đến hạn nên làm cho sức sinh lợi của VCĐ giảm xuống. Hơn nữa, trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư mới, nâng cấp nhiều TSCĐ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao nên đã làm cho VCĐ tăng lên dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng, thể hiện ở chỉ tiêu sức sản xuất VCĐ. Vì vậy, nếu số VCĐ này được khai thác triệt để thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong những năm tới.
Nhận xét chung: Mặc dù vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng các đồng vốn trong những năm gần đõy là khỏ tốt. Hơn nữa với những kế hoạch đó được hoạch định một cỏch rừ ràng, cụ thể, đứng về phía Công ty cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo về nhân tài, vật lực, trong thời gian tới
nguồn vốn của Công ty sẽ được sử dụng một cách thiết thực, đúng mực và hợp lý hơn, mang lại một sức vóc mới cho Công ty trong quá trình phát triển sau này.
4.2. Lao động
4.1. Số lượng lao động
Kể từ ngày đầu thành lập Công ty chỉ có khoảng 50 người, qua 25 năm hoạt động đến nay đội ngũ cán bộ CNV toàn Công ty đã lên khoảng 400 người. Cụ thể số lượng công nhân viên được sắp xếp và bố trí như sau:
Bảng 4:Bảng số lượng lao động năm 2004.
Bộ phận Tổng số Tỷ trọng (% )
-Bộ phận quản lý +Ban Giám đốc +Phòng Tổ chức +Phòng KH&ĐT +Phòng Kế toán
+Phòng Tiêu thụ- MKT +Phòng Kỹ thuật - XDCB -Bộ phận bán hàng
-Bộ phận phục vụ, phụ trợ -Bộ phận sản xuất
38 4 6 7 10
8 3 110
78 136
10,49 1,1 1,66 1,93 2,76 2,2 0,8 30,39 21,55 37,61
Tổng cộng 362 100
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy được một cách tổng quát tình hình lao động của công ty năm 2004. Với 362 CBCNV toàn công ty thì bộ phân sản xuất có 136 người chiếm 37,61% tổng số nhân viên công ty, bộ phận phục vụ, phụ trợ chiếm 21,55 %, bộ phận bán hàng chiếm 30,39%, bộ phận quản lý chiếm 10,49%. Như vậy có thể nói tỷ lệ cơ cấu lao động trên của công ty tương đối hợp lý, đảm bảo sự phối hợp hoạt động sản xuất nhịp nhàng giữa các bộ phận. Mặt khác tạo được mối quan hệ mật thiết nhằm đem lại hiệu quả trong khâu sản xuất. Bên cạnh đó phần lớn CBCNV công ty đều còn trẻ, đây là ưu lớn đối với công ty trong việc nâng cao năng suất lao động , khả năng sáng tạo nhằm mục đích tạo sức trẻ hoá trong nội bộ Công ty.
So với số lao động trong năm 2003 (357 người) tổng số lao động năm 2004 nhiều hơn 5 người. Số lao động này chủ yếu ở bộ phận bán hàng, bởi Công ty trong thời gian qua tập trung nhiều hơn công tác xúc tiến bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cần đội ngũ nhân viên bán hàng và tiếp thị nhiều hơn để đảm trách các công tác mới.
4.2. Trình độ lao động
-Trình độ lao động cũng là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất, nên Công ty cũng rất quan tâm và chú trọng đúng mức về trình độ tay nghề, năng lực cũng như trình độ văn hoá nói chung.
- Chất lượng lao động được thể hiện ở các trình độ khác nhau như sơ cấp, trung cấp, đại học hoặc ở trình độ bậc thợ như bậc cao, bậc trung, bậc thấp hoặc ở trình độ chuyên môn đặc biệt.
Tuy nhiên chất lượng lao động này không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết mà quan trọng hơn cả là khả năng thực hành xử lý của tay nghề người công nhân. Cụ thể số lao động có trình độ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Bảng trình độ lao động của công ty tháng 6 năm 2004 Trình độ
Chỉ tiêu ĐVT Tổng số
ĐH CĐ TC PT
Số lượng Người 362 67 3 32 260
Tỷ trọng % 100 18,51 0,8 8,84 71,85
Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy: Trình độ văn hoá, chuyên môn của lao động trong Công ty khá cao. Đảm trách các vị trí quản lý và nhân viên văn phòng phần lớn là có trình độ đại học chuyên ngành công tác. Số lao động phổ thông chủ yếu tập trung ở lực lượng sản xuất trực tiếp, là công nhân của các phân xưởng sản xuất, vận chuyển. Đội ngũ lao động có kinh nghiệm lại gắn bó lâu dài là mặt mạnh của Công ty trong khâu nhân sự.
4.3. Hiện trạng Tài sản cố định tại Công ty.
4.3.1. Nguyên giá bình quân TSCĐ.
Nguyên giá bình quân TSCĐ tại Công ty Nước khoáng Khánh Hòa trong những năm gần đây như sau:
Năm ĐVT Nguyên giá Bq TSCĐ
2001 1.000đ 45.153.810
2002 1.000đ 57.272.774
2003 1.000đ 67.320.743
Nguyên giá của TSCĐ năm 2002 tăng lên chủ yếu do các TSCĐ đã được mua sắm, đầu tư mới và giá trị xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành được đưa vào sử dụng trong năm 2002. Một số TSCĐ gia tăng như sau:
Bảng 6 : Bảng kê một số TSCĐ đưa vào sử dụng trong năm 2002 Đvt: đồng
Tên TSCĐ Nguyên giá
1.Hệ thống máy tính, máy in 2.Máy lạnh
3.Xe tải nội bộ
4.Hệ thống Tank nước ngọt 5.Hệ thống sản xuất nước ngọt
348.670.398 7.870.000 176.000.000 125.130.000 102.975.800
6.Xe Ford Laser 7.Đường nội bộ 01 8.Thùng inox 9.Mái che nhà xe 10.Mái vòm kho
367.139.664 1.396.890.597 54.285.714 13.872.612 46.932.614 Cũng giống như trong năm 2002, nguyên giá TSCĐ năm 2003 tăng lên chủ yếu do có sự đầu tư, mua sắm mới các TSCĐ và giá trị một số công trình xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành được đưa vào sử dụng như:
Bảng 7: Bảng kê một số TSCĐ đưa vào sử dụng trong năm 2003 Đvt: đồng
Tên TSCĐ Nguyên giá
1.Hệ thống máy tính, máy in 2.Máy điều hoà nhiệt độ 3.Bồn Inox
4.Máy sấy màng co PVC 5.Thùng chứa
6.Đường nội bộ 02
7.Khu công viên, hồ nước 8.Lối di khu công viên 9.Hệ thống nồi hơi PX 4 10.Đường dây hạ thế PX 4 11.Máy sấy khô khí nén 12.Kho thực phẩm PX 2 13.Tủ điện động lực PX 4
56.922.177 42.661.457 34.527.273 9.215.000 34.285.714 415.337.050 617.772.104 229.082.133 596.791.400 190.476.190 86.053.010 48.434.286 61.642.350 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Bảng 8: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Đvt: 1.000đ
Chênh lệch 2003/2002
Chỉ tiêu Ký
hiệu Năm 2003 Năm 2003 ± %
1. Doanh thu thuần 1 38.188.234 44.543.736 +6.355.502 +16,64 2.Lợi nhuận sau thuế 2 1.789.464 669.634 -1.119.830 -62,58 3.Nguyên giá bq TSCĐ 3 57.272.774 67.320.743 +10.047.969 +17,54
4.Sức sản xuất TSCĐ 4=1/3 0,667 0,662 -0,005 -0.75
5.Sức sinh lợi TSCĐ 5=2/3 0.031 0.009 -0,022 -70,97
Nhận xét: Qua phân tích cho thấy, sức sản xuất của TSCĐ năm 2003 giảm so với năm 2002.
Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm liên tục sức sản xuất TSCĐ qua các năm là do có sự tăng lên của nguyên giá bq TSCĐ. Chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có một số TSCĐ đã hết thời gian khấu hao và Công ty cũng đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được do vậy đã làm tăng nguyên giá TSCĐ lên một cách đáng kể ảnh hưởng đến tính chính xác trong việc tính toán hiệu quả sử dụng TSCĐ. Do đó Công ty cần phải có biện pháp để sử dụng TSCĐ mới có hiệu quả, đồng thời thanh lý những TSCĐ hết thời hạn sử dụng hoặc không cần đến.
Tóm lại, qua phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty cho thấy Công ty sử dụng TSCĐ không có hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp nhằm sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, đồng thời thanh lý những tài sản nào đã hết thời hạn sử dụng cũng như đã khấu hao hết nhằm mục đích phản ánh chính xác nguyên giá TSCĐ cũng như trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
Nhận xét chung: Theo đặc trưng ngành nghề sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm làm ra của Công ty. Với hệ thống máy móc, thiết bị được đánh giá là hiện đại, tiên tiến, quy trình công nghệ khép kín, đảm bảo vệ sinh và an toàn. Chất lượng sản phẩm của Công ty qua các năm không ngừng được nâng cao, được người tiờu dựng tin tưởng và ưa chuộng. Nhận rừ tầm quan trọng đú, phớa Cụng ty đó tập chung chú trọng công tác bảo dưỡng và vận hành hệ thống máy móc thiết bị một cách có hệ thống. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, kinh nghiệm phong phú và hệ thống tài liệu hướng dẫn cụ thể, trong những năm qua chưa để xảy ra tình trạng hỏng hóc lớn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG