0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY 1 Tình hình tài chính c ủa Công ty qua hai năm 2002 –2003.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG (Trang 39 -43 )

Bảng 11: Bảng đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong hai năm 2002-2003

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy:

-Tổng tài sản năm 2003 tăng so với năm 2002. Điều này chứng tỏ quy mô của Công ty trong năm 2003 đã tăng lên, thể hiện ở sự tăng lên của cả TSLĐ và TSCĐ trong Công ty. TSLĐ & ĐTNH năm 2003 tăng so với năm 2002, nguyên nhân là do: Tiền của năm 2003 tăng lên rất nhiều so với năm 2002, chủ yếu là tăng tiền gửi Ngân hàng, còn tiền mặt tại quỹ giảm xuống đáng kể. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, TSLĐ khác tăng. Các khoản phải thu năm 2003 tăng, chủ yếu là do các khoản phải thu khách hàng tăng, phần trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác không đáng kể. Điều này cho thấy số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng số TSLĐ & ĐTNH của công ty, mặc dù tăng công nợ cho khách hàng là một trong những chiến lược nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ nhằm giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn trong Công ty.

Hàng tồn kho trong năm 2003 tăng. Mặc dù tỷ lệ tăng lên không đáng kể nhưng xét trong tổng cơ cấu TSLĐ& ĐTNH thì lượng hàng tồn kho trong công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao (10% ).Chủ yếu là tồn kho về nguyên vật liệu và thành phẩm. Điều này là do cuối năm lượng hàng tiêu thụ chậm hơn do ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết và sản lượng sản xuất ra với tốc độ chậm hơn nên lượng nguyên vật liệu nhập kho theo kế hoạch dư thừa, phải dự trữ trong kho.Với đặc điểm của ngành sản xuất, Công ty cần có chính sách và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu linh hoạt hơn. Đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời cho sản xuất nhưng giảm được tối thiểu lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối năm nhằm tiết kiệm chi phí tồn trữ và quay nhanh vòng quay hàng tồn kho.

-TSCĐ& ĐTDH năm 2003 tăng. Nguyên nhân là do: TSCĐ năm 2003 tăng so với năm 2002. Điều này được lý giải bởi trong năm 2003 Công ty tiếp tục đầu tư, tăng cường máy móc, thiết bị mới cho phân xưởng sản xuất nhằm tăng quy mô và năng lực sản xuất cho Công ty.XDCBD năm 2003 tăng, chủ yếu là do Công ty tổ chức lại môi trường làm việc cho bộ phận hành chính và các phân xưởng sản xuất.

- Nguồn vốn năm 2003 tăng so với năm 2002, cụ thể: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác đều tăng trong năm 2003. Với nguồn vốn chủ sở hữu, do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá tốt nên nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung.

Chênh lệch 2003/2002 Chỉ tiêu Năm 2002 (31/12/02) Năm 2003 (31/12/03) ± % Tài sản A. TSLĐ& ĐTDH 25.236.708 29.347.370 +4.110.662 +16,29 I. Tiền 465.733 1.651.650 +1.185.917 +254,63

II. Đầu tư TCNH 8.500 10.000 +1.500 +17,65

III. Các khoản phải thu 5.166.455 5.716.029 +549.574 +10,64

IV. Hàng tồn kho 3.114.473 3.280.496 +166.023 +5,33 V. TSLĐ # 16.481.547 18.689.195 +2.507.648 +15,21 B. TSCĐ& ĐTDH 29.469.399 31.864.762 +2.395.363 +8,13 I. TSCĐ 28.734.376 30.996.278 +2.261.902 +7,87 II. XDCBDD 735.023 868.484 +133.461 +18,16 Nguồn vốn C. Nợ phải trả 44.313.464 48.772.021 +4.458.557 +10,06 I. Nợ ngắn hạn 10.730.767 12.044.901 +1.314.134 +12,25 II. Nợ dài hạn 32.131.828 34.963.733 +2.649.905 +8,20 III. Nợ khác 1.268.869 1.763.387 +494.518 +38,97 D. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.392.643 12.440.111 +2.047.468 +19,70 Cộng 54.706.107 61.212.132 +6.506.025 +11,89

Kết luận: Qua bảng phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn cho thấy quy mô của Công ty đang có xu hướng mở rộng. Tuy nhiên, xét về quy mô và tỷ trọng thì Công ty đầu tư vào TSLĐ nhiều hơn TSCĐ. Điều này là do trong hai năm gần đây Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình và dây chuyền sản xuất được đầu tư mới, sản xuất đã ổn định. Công ty tập trung vào khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Công ty làm ăn có hiệu quả nên nguồn vốn CSH tăng, tuy nhiên, nợ phải trả tăng chủ yếu là do công ty vay dài hạn để đầu tư mua sắm TSCĐ. Các phân xưởng sản xuất của Công ty đang được hoàn thiện nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng sản xuất của Công ty. Công tác quản trị trong các khâu tiêu thụ, Marketing được chú trọng, tập trung đẩy mạnh nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm trong thời gian tới sau khi năng lực và quy mô sản xuất được mở rộng và nâng cao

Bảng 12: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty

Chỉ tiêu Ký hiệu ĐVT Năm 2002 Năm 2003

Tổng tài sản 1 1.000đ 54.706.107 61.212.132 TSLĐ & ĐTNH 2 1.000đ 25.236.708 29.469.400 Tiền 3 1.000đ 465.733 1.651.650 Hàng tồn kho 4 1.000đ 3.114.473 3.280.496 Nợ ngắn hạn 5 1.000đ 10.730.767 12.044.901 Nợ phải trả 6 1.000đ 44.313.464 48.772.021

Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát (Rtq) 7=1/6 Lần 1,23 1,26 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (Rc) 8=2/5 Lần 2,35 2,45 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Rq) 9=(2-4)/5 Lần 2,06 2,20 Tỷ số khả năng thanh toán tức thời (Rtt) 10=3/5 Lần 0,043 0,137

2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2.1 Đánh giá kết quả SXKD của Công ty

Bảng 13: Bảng kết quả SXKD của công ty trong hai năm 2002- 2003

Đơn vị tính : 1.000 đồng

Chênh lệch 2003/ 2002

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003

± %

1-Doanh thu thuần 38.188.234 44.543.736 +6.355.502 +16,64

2-Giá vốn hàng bán 25.049.392 28.793.521 +3.744.129 +14,95

3-Lợi nhuận gộp 13.138.842 15.750.215 +2.611.373 +19,86

4-Chi phí bán hàng 6.618.509 8.734.871 +2.116.362 +31,98

5-Chi phí QLDN 2.908.177 2.884.218 -23.959 -0,82

6-Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.612.156 4.131.126 +518.970 +14,37 7-Lợi nhuận từ HĐTC (1.295.708) (3.815.919) +2.523.211 +194,74

8-Lợi nhuận khác 752.342 669.549 -82.793 -11,00

9-Tổng lợi nhuận trước thuế 2.704.789 984.756 -1.720.033 -63,59

10-Thuế TNDN 865.532 315.122 -550.410 -63,59

12-Lợi nhuận sau thuế 1.789.464 669.634 -1.119.830 -62,58

2.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nước khoáng Khánh Hòa trong thời gian qua thời gian qua

2.2.1. V mt xã hi

Công ty nước khoáng Khánh Hòa với chức năng sản xuất kinh doanh mặt hàng nước giải khát, số lượng lao động sử dụng cho các bộ phận tuy không nhiều lắm so với các công ty khác, tuy nhiên công ty đã góp phần giúp nhà nước giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng người lao động và với mức lương hiện tại thì công ty đã đảm bảo được đời sống của người lao động. Với chức năng sản xuất nước khoáng và các loại nước giải khát, công ty nước khoáng Khánh Hòa đã đảm bảo được việc duy trì sản xuất liên tục và hạn chế được tình trạng thất nghiệp vì vậy làm giảm được tỉ lệ thất nghiệp trong tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

Bảng 14: Bảng thu nhập của CNV năm 2003

Chỉ tiêu Năm 2003

1-Tổng quỹ lương 1.043.842 ngàn đồng

2-Lao động 362 người

3-Tổng thu nhập 1.130.397 đồng

4-Tiền lương bình quân 1.040.397 đồng/tháng

5-Thu nhập bình quân. 1.070.776 đồng/ tháng

Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo cuộc sống của họ ngày càng sung túc, bên cạnh đó Công ty còn góp phần vào các công tác phúc lợi: xây nhà tình nghĩa, nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngoài ra Công ty còn góp phần hỗ trợ trong các chương trình quyên góp vì người nghèo, những em bé hiếu học, những người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn …

Bên cạnh việc khai thác nguồn tài nguyên sẵn có đó là mạch nước khoáng Công ty còn ra sức bảo vệ môi trường xung quanh tạo ra một cảnh quang mới cho Công ty. Đồng thời với nguồn tài nguyên đó là cảnh quang thiên nhiên mát mẻ, không khí trong lành, Công ty đã cố gắng biến nó thành một khu du lịch nổi tiếng để phục vụ cho nhu cầu nghỉ mát, nghỉ dưỡng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, Công ty đã cố gắng xử lí nước thải một cách an toàn và không gây ô nhiễm cho môi trưỡng xung quanh và người dân.

2.2.2. V mt kinh tế

Trong năm 2003, sản lượng sản xuất của Công ty đạt 24,567 triệu lít. Hoạt động tiêu thụ đạt hơn 47 tỷ đồng tăng 1,4% về tiêu thụ so với năm 2002. Nộp Ngân sách đạt 3,201 tỷ đồng bằng 106,7% so với kế hoạch Nhà nước giao. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn so với năm 2002.

Với kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2003, tuy không đạt được chỉ tiêu hướng dẫn chung nhưng Công ty vẫn cố gắng duy trì mức tăng trưởng liên tục so với năm trước. Sản phẩm nước khoáng ngọt tăng 3,7%, nước khoáng không gaz tăng 6,1%.

Bảng 15 :Bảng các chỉ số hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong hai năm 2002- 2003

Chỉ tiêu Ký hiệu ĐVT Năm 2002 Năm 2003

Tổng nguồn vốn 1 1.000đ 54.706.107 61.212.132

Doanh thu thuần 2 1.000đ 38.188.234 44.543.736

Giá vốn hàng bán 3 1.000đ 25.049.392 28.793.521

Trị giá hàng tồn kho (bq) 4 1.000đ 3.065.726 3.197.485

Các khoản phải thu (bq) 5 1.000đ 5.195.327 5.441.242

Lợi nhuận sau thuế 7 1.000đ 1.789.464 669.634

Vòng quay tổng vốn ( TAU ) 8=2/1 % 0,70 0,73

Vòng quay hàng tồn kho ( RI ) 9=3/4 vòng 8,17 9,00

Vòng quay các khoản phải thu (Rf ) 10=2/5 lần 7,35 8,19

Doanh lợi tổng vốn ( Rr ) 11=7/1 % 0,033 0,011

Doanh lợi vốn CSH (RE ) 12=7/6 % 0,170 0,059

Doanh lợi doanh thu (Rp) 13=7/2 % 0,047 0,015

Nhận xét: Qua các chỉ tiêu phản ánh ở trên có thể thấy trong năm 2003 hiệu quả sử dụng đồng vốn CSH của Công ty không tốt bằng năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế trong năm 2003 của Công ty không bằng năm 2002. Điều này cũng đã được lý giải, bởi do những trang trải cho chi phí lãi vay đến hạn trả. Tuy vậy, đánh giá một cách khái quát thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2003 tốt hơn năm 2002.

Bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004. Cùng với nền kinh tế cả nước có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng còn không ít những trở ngại, khó khăn trước mắt. Ngành công nghiệp Giải khát nói chung, Công ty Nước khoáng Khánh Hoà nói riêng gặp phải không ít trở ngại vì tính cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Tuy nhiên Công ty vẫn từng bước khẳng định rõ vị thế cạnh tranh của mình. Kết quả tiêu thụ đạt được trong 06 tháng đầu năm 2004 đạt 28.204.000 đồng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2003 là 7%. Tổng sản lượng quy ra lít đạt 13,108 triệu lít tăng hơn so với cùng kỳ năm 2003 là 4,5%. Công ty đã nộp ngân sách 06 tháng đầu năm 2004 là 1,787 tỷ đồng, đạt 55,8% kế hoạch năm 2004.

Với thế mạnh dây chuyền công nghệ của ITALY_ĐỨC công suất 12.000 chai / giờ đã góp phần phát huy hiệu quả công suất, nâng cao năng lực sản xuất, tiết giảm đáng kể tiêu hao nguyên vật liệu. Việc được phép đầu tư các hạng mục công trình có quy mô lớn như: Khu Du lịch sinh thái Đảnh Thạnh, Nhà máy Nước khoáng Suối Dầu, khu dịch vụ nhà hàng, khách sạn…vào những năm tiếp theo sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng năng lực sản xuất, khai thác triệt để những tiềm năng hiện có và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY NƯỚC KHOÁNG (Trang 39 -43 )

×