HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 9001:2000.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty nước khoáng (Trang 66 - 69)

Đối với thị trường và khách hàng

-Đem lại lòng tin cho khách hàng.

-Nâng cao uy tín công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. -Sản phẩm vào được các thị trường trên thế giới.

Đối với cán bộ công nhân viên

-Làm việc trong môi trường lành mạnh hơn, chất lượng hơn và tự do hơn ( được phân chia trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng ).

-Công việc của người lao động và người sử dụng lao động trôi chảy, đạt năng suất và hiệu quả cao.

-Toát lên nền văn hoá chất lượng trong công ty.

-Chất lượng sản phẩm ổn định, thực hiện đúng quy trình, cụ thể: +100% thành phẩm đạt yêu cầu về vi sinh và hoá lý.

+100% thành phẩm lưu kho được xuất kho.

+Số lượng khiếu nại khách hàng về chất lượng sản phẩm Vikoda giảm đáng kể. +Toàn bộ sản phẩm không phù hợp đều được phát hiện và xử lý.

-Giảm tỷ lệ phế phẩm, cụ thể giảm chi phí hoạt động kém hiệu quả. -Sản lượng: nâng cao sản lượng tiêu thu so với các năm trước. -Liên tục cải tiến và không ngừng nghiên cứu sản phẩm mới.

THỐNG KÊ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP

Một trong những công cụ được Công ty sử dụng nhằm đảm bảo, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là kiểm soát sản phẩm không phù hợp bẵng phương pháp thống kê. Thống kê tỷ lệ sản phẩm không phù hợp giúp Công ty xác định được lý do đưa đến sự không phù hợp của sản phẩm, vị trí xảy ra sự không phù hợp nhằm xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác nhất phục vụ cho việc cải tiến hay khắc phục phòng ngừa.

Bảng 18: Bảng thống kê tỷ lệ sản phẩm không phù hợp trong thời gian qua

(Tài liệu phòng KCS) Đvt: (%) Thống kê sản phẩm không phù hợp Năm 2000 Năm 2002 Năm 2003 PX Tg PX1 PX2 PX3 PX4 PX1 PX2 PX3 PX4 PX1 PX2 PX3 PX4 1 1,06 3,04 3,07 2,78 0,49 1,68 1,44 1,46 0.34 1,19 1,17 1,07 2 1,01 3.24 3,58 3,96 0,50 2,71 1,62 0,66 0.37 1,22 1,40 0,94 3 1,07 3,69 3.95 4,19 0,44 1,91 1.06 0,62 0,21 1,53 1.51 0,90 4 1,74 3,73 4,14 3,84 0,28 1,15 1,35 0,68 0,27 0.99 1,28 0,74 5 3,63 4,02 4,09 4,86 0,75 1,44 2,01 0,95 0,29 1,25 1,37 0,95 6 1,13 4,18 4,03 3,91 0,67 1.48 1,73 1,08 0.32 1,08 1,19 0,86 7 3,57 3,66 4,56 3,68 0,39 1,64 1,29 1.04 0.37 1,03 1,07 0,84 8 1,95 3,92 4.97 3,28 0,64 1,58 1.48 1,59 0,26 1,64 1,45 0,93 9 2,3 4,05 5,11 2,55 0,81 1,52 1,36 1,63 0,38 1,24 1,36 0,86 10 1.67 3.59 5,31 3,60 0,54 1,62 1,03 1,34 0,2 1,00 1,25 1,04 11 2,58 3,34 4,62 4,42 0,59 1,78 1,50 1,21 0,31 1,12 1,71 0,95 12 1,94 3,10 3,57 3,93 0,62 2,03 1,65 1,18 0,28 1,23 1,06 0,86

Tb 1,97 3,63 4,25 3,75 0,56 1,53 1,46 1,12 0,3 1,21 1,32 0,91 Đvt:(%) Năm Năm 2002/2000 Năm 2003/2002 PX 2000 2002 2003 ± % ± % PX1 1,97 0,56 0,3 -1,41 -71,57 -0,26 -46,43 PX2 3,63 1,53 1,21 -2,10 -57,85 -0,32 -20,92 PX3 4,25 1,46 1,32 -2,79 -65,65 -0,14 -9,59 PX4 3,75 1,12 0,91 -2,63 -70,33 -0,21 -18,75 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Naêm 2000 Naêm 2002 Naêm 2003

PX1PX2 PX2 PX3 PX4

Trước khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9002:

Tỷ lệ sản phẩm không phù hợp theo thống kê của Công ty vẫn còn ở mức cao. (thể hiện qua các tỷ lệ sản phẩm không phù hợp năm 2000). Nguyên nhân là do: ở các phân xưởng sản xuất các quá trình thực hiện tạo sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ như bây giờ, máy móc thiết bị chưa đồng bộ, việc phòng ngừa và khắc phục sai lỗi trong sản xuất chưa được quan tâm đúng mực. Cán bộ kiểm tra, giám sát là nhân viên của phòng KCS và cũng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là chủ yếu.Vẫn còn quan điểm sai lầm là gắn mọi vấn đề về chất lượng cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Phía Công ty chưa thiết lập được mối liên hệ về chất lượng thực hiện công việc giữa các phòng ban, bộ phận…

Sau khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9002:

Trước những yêu cầu mới của Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9002, những thiếu sót trong công tác quản lý chất lượng của Công ty dần dần được khắc phục. Công ty đã có sự chuẩn bị tương đối tốt cho hoạt động sản xuất sản phẩm, giữa các phòng ban bộ phận đã có được sự liên hệ mật thiết về chất lượng. Do vậy mà tỷ lệ sản phẩm không phù hợp trong năm 2002 giảm đáng kể so với năm 2000. Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và được kiểm soát chặt chẽ.

Sau khi áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Ap dụng Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 là đã áp dụng các quá trình cải tiến, đổi mới phù hợp hơn trong công tác tạo sản phẩm. Mối quan hệ về chất lượng

giữa các phòng ban, bộ phận và nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm chặt chẽ hơn. Hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện hơn giúp Công ty kiểm soát và duy trì một cách ổn định chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Chính vì thế mà tỷ lệ sản phẩm không phù hợp trong năm 2003 tiếp tục giảm, luôn được Công ty duy trì ở mức dưới 2% một cách đều đặn.

Tỷ lệ sản phẩm không phù hợp ở phân xưởng I là khá thấp, nguyên do một phần đây là phân xưởng hoạt động định kỳ có 2 lần một tuần, sản phẩm sản xuất ở phân xưởng này chỉ là nước tăng lực Sumo, khối lượng sản xuất ít hơn ở các phân xưởng khác và chỉ chuyên sản xuất có một loại nước uống này. Do vậy, có thuận lợi hơn trong mọi công tác chuẩn bị trước khi cho tiến hành ca sản xuất như về mặt thời gian, lao động và các công tác hỗ trợ trước, trong và sau quá trình sản xuất. Tỷ lệ sản phẩm không phù hợp ở các phân xưởng còn lại cao hơn, vì ngược lại đây là các phân xưởng hoạt động liên tục, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều, lại bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm, do vậy sự sai sót trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi.

THỐNG KÊ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP Tháng 1 – 6 / 2004 (Tài liệu phòng KCS) Đvt:% Phân xưởng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng T. bình P.X 1 0,74 0,35 0,78 0,52 1,03 0,72 4,14 0,69 P.X 2 1,78 1,72 1.31 1,6 1,97 1,23 9,61 1,60 P.X 3 0,52 1,00 1,27 1,22 1,12 1,02 6,15 1.03 P.X 4 0,94 0,64 1,02 0,86 0,75 0,96 5,17 0,86 0 0,5 1 1,5 2

Thaùng 1 Thaùng 2 Thaùng 3 Thaùng 4 Thaùng 5 Thaùng 6 T. bình

P.X 1P.X 2 P.X 2 P.X 3 P.X 4

Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta thấy trong 06 tháng đầu năm 2004, xét trung bình thì tỷ lệ sản phẩm không phù hợp vẫn được duy trì ở mức dưới 2%. Vấn đề giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không phù hợp trong công đoạn sản xuất vẫn luôn được Công ty quan tâm, qua việc tiếp tục hoàn thiện quá trình quản lý chất lượng, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm ngay trong khâu đề xuất và thiết kế sản phẩm, đặc biệt là đối với những sản phẩm mới dự kiến sẽ sản xuất hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Nhận xét chung: Có thể thấy tỷ lệ trung bình sản phẩm không phù hợp trong sản xuất của Công ty luôn giữ được ở mức dưới 2% trong công đoạn kiểm tra thành phẩm. Số lượng sản phẩm không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phù hợp theo loại thường tập trung ở một số sự cố như: cắu cặn, nắp không ôm, Chảy nước, chai trầy xước, móp hay sản phẩm loại tại đèn kiểm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty nước khoáng (Trang 66 - 69)