B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO HỆ THỐNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY
III. Quá trình thực hiện tạo sản phẩm
Quá trình này được thực hiện thông qua các công đoạn sau đây:
• Thiết kế và phát triển sản phẩm.
Mục tiêu chất lượng của Công ty Nước Khoáng Khánh Hòa là sản xuất và cung cấp những sản phẩm tốt nhất nhằm thoả mãn các yêu cầu khách hàng. Sản phẩm phải đa dạng và có chất lượng bảo đảm, ổn định là một đòi hỏi quan trọng cần quan tâm. Do vậy, để đạt hiệu quả trong kinh doanh Công ty đã chú trọng ngay từ quy trình thiết kế để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt.
Trong những năm gần đây, thị trường nước giải khát trong nước có nhiều biến động. Xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp mới với sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt gây nhiều trở ngại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh hoạt động sản xuất chính của Công ty là sản xuất chủ yếu các sản phẩm nước uống truyền thống nhằm đáp ứng cho các khách hàng quen thuộc. Công ty Nước khoáng Khánh Hòa cũng không ngừng nghiên cứu phát triển chủng loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Bảng 17: Danh mục các sản phẩm mới trong tương lai của Công ty Nước khoáng Khánh Hòa
Loại sản phẩm Dự kiến tỷ trọng doanh thu sản phẩm mới trong tổng doanh thu tiêu thụ những năm đầu sản xuất sản phẩm mới(%)
Nước trái cây -Nho
-Dâu
Nước khoáng 10 lit Nước khoáng 30 lit N/ khoáng đóng lon
2.55 0.5 0.75
0.3 0.6 3
Tổng cộng 7,7
Trên cơ sở xem xét : Các yêu cầu về chức năng công dụng, các yêu cầu về chế định và luật pháp cho sản phẩm và việc sản xuất sản phẩm, những thông tin có thể áp dụng từ các thiết kế tương tự trước đó, các yêu cầu khác cho quá trình thiết kế sản phẩm…Các bộ phận liên quan đến việc thiết kế sản phẩm tại Công ty có trách nhiệm tập hợp đầy đủ các yêu cầu cần thiết để lập kế hoạch đáp ứng các yêu cầu đầu vào, cung cấp các thông tin thích hợp cho việc mua hàng, sản xuất và cung cấp dịch vụ. Đưa ra các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm, xác định các đặc tính cốt yếu cho an toàn và sử dụng đúng của sản phẩm. Từ đó, lãnh đạo Công ty Nước khoáng Khánh Hòa đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu đó dựa trên năng lực sản xuất, tài chính của Công ty,
nhận biết mọi vấn đề trục trặc và đề ra giải pháp hành động cần thiết trước khi thực hiện quá trình sản xuất thử và sản xuất hàng loạt.
• Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
Căn cứ yêu cầu các sản phẩm được thiết kế theo mẫu hàng truyền thống của Công ty (tiêu chuẩn đáp ứng khách hàng trong các năm qua) hoặc theo mẫu thiết kế mới mà phía Công ty thiết lập kế hoạch kiểm tra nghiêm ngặt. Để duy trì chất lượng sản phẩm ổn định và bảo đảm chất lượng sản phẩm mới được thiết kế. Công ty Nước khoáng Khánh Hòa chú trọng vào các khâu:
1. Mua hàng
a-Mục đích: Quy định các bước và cách thức mua hàng, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ được thoả mãn mọi yêu cầu của Công ty.
b-Phạm vi: Ap dụng cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ mua từ bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Lưu trình Nội dung Trách nhiệm
Lập nhu cầu sử dụng vật tư, dịch vụ gửi đến phòng
KH-ĐT trước ngày 30 hàng tháng. Trưởng bộ
phận.
Lập kế hoạch sản xuất tháng trên cơ sở nhu cầu của phòng Tiêu thụ.
Trưởng phòng KH-ĐT.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng, KHSX, định mức tồn kho, lập KH mua hàng gửi đến Kế toán trưởng trước ngày 5 hàng tháng.
Trưởng phòng KH-ĐT.
Xem xét, ký xác nhận kế hoạch mua hàng. Kế toán trưởng.
Phê duyệt kế hoạch mua hàng. Giám đốc.
Căn cứ kế hoạch mua hàng, danh sách các nhà cung cấp được duyệt, liên hệ yêu cầu báo giá. Lập phiếu duyệt giá, phiếu duyệt mẫu phát sinh (nếu có).
Bộ phận mua hàng.
Phê duyệt các bản báo giá và duyệt mẫu phát sinh. Giám đốc.
Lập đơn đặt hàng hoặc hợp đồng và các dữ liệu mua
hàng cần thiết khác trình Giám đốc phê duyệt. Bộ phận mua hàng.
Liên hệ nhà cung cấp đảm bảo giao hàng đúng tiến độ
thời gian. Thực hiện nhập kho theo thủ tục TT 14. Bộ phận mua hàng.
Mọi sự không phù hợp khi mua hàng được xử lý theo thủ tục hành động KPPN TT12 và đánh giá nhà cung cấp TT07
Bộ phận mua hàng.
2. Phương án kiểm tra chấp nhận lô hàng.
-Phương án kiểm tra chấp nhận Nguyên vật liệu:
Kiểm tra tổng quan Không đạt tình trạng lô hàng
Cô lập các nhóm sản phẩm không đạt cục bộ (nếu có)
Phê duyệt
Xem xét KH mua hàng
Nhu cầu
Theo dừi Thực hiện
Đặt hàng Duyệt giá Báo giá
Đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
-Phương án kiểm tra chấp nhận Thành phẩm:
Không đạt Đạt
Không đạt
Không đạt Đạt
Không đạt Đạt
Không Không
đảm bảo
Đạt Đạt
3. Kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.
Tên sản phẩm
P2, nơi lấy mẫu P2 thử Tần số Người thực
hiện Nước
khoáng nguyên liệu
+Tại mỏ khoáng +YCKT 01.
+Cơ quan ngoài thực hiện.
+Quan sát.
+Lần / tuần.
+2 lần / năm.
+Lần / tuần.
Phụ trách thử nghiệm.
Nước khoáng sau xử lý.
+Tẹc chứa 20 m3 +Sau công đoạn lọc cuối cùng.
+Cảm quan.
+Theo YCKT 01.
+Từng tẹc lần/ h.
+2 lần /tháng.
+KCS theo ca.
+Ptrách thử Kiểm soát quá trình
Xử lý theo thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp Kiểm tra mẫu đại diện
sản xuất
Kiểm tra lô hàng
Xem xét các kết quả
kiểm tra thử nghiệm Kiểm tra lại: cảm quan, hoá lý, vi sinh.
Lô hàng đạt yêu cầu
nghiệm.
Chai và nắp chai các loại.
+HDKC 01.
+Nhà cung cấp thực hiện.
+Từng lô.
+YCKT từng loại. +Từng lô.
+Lần / tháng.
+Lần đầu, lần / năm
+KCS tổng hợp.
Nhãn thùng , két các loại.
+HDKC 01. +So mẫu chuẩn.
+YCKT 01.
+Lần / tháng.
+Từng lô. +KCS tổng hợp.
Nguyên liêu chính.
+HDKT 01.
+Nhà C2 thực hiện.
+Quan sát.
+Cảm quan +Từng lô.
+Lần đầu tiên. +Trưởng phòng KCS.
Các phụ gia khác.
+Từng đơn vị bao gói.
+Nhà C2 thực hiện.
+Giấy xác nhận.
+Quan sát.
+Cảm quan.
+Từng lô.
+Lần đầu tiên.
+Trưởng phòng KCS.
Siro( SX
nước ngọt) +Tại tank chứa.
+Mẫu siro sau phối trộn.
+So mẫu chuẩn.
+Cảm quan. +Từng tank.
+ 2 lần / tháng.
+KCS pha chế.
+KCS theo ca.
Chai sau rửa.
+Mẫu bất kỳ. +Cảm quan.
+Quan sát.
+Lần / giờ. +KCS theo ca.
+Tại máy rửa.
+Tại máy chiết.
+HDKC 06. +2 lần / ca.
+Đầu ca, sau khi vệ sinh.
KCS theo ca.
Quá trình sản xuất.
+Kiểm tra thực tế khi vận hành.
+Kiểm tra thực tế khi sản xuất.
+Quan sát. +Lần / tuần. +KCS kiểm
soát sản phẩm.
Sản phẩm
sau chiết. +Mẫu bất kỳ thành
phẩm sau chiết. +Cảm quan.
+So mẫu chuẩn.
+Khúc xạ kế.
+HDKC 07.
+Lần / giờ. +KCS theo ca.
Thành
phẩm. +Mẫu bất kỳ trong lô hàng.
+Cảm quan .
+Theo P2 thử quy định.
+Cơ quan ngoài thực hiện.
+Lần /tuần.
+Lần / 6 tháng.
+Phụ trách thử nghiệm.
Thành phẩm nhập kho.
+ Toàn bộ các lô hàng.
+Theo P2 thử quy định.
+Quan sát, cảm quan. +Từng lô khi nhập kho.
+Lần / tuần.
+KCS kiểm soát sản
phẩm.
4. Kế hoạch kiểm tra vệ sinh phân xưởng
a- Mục đích: Đảm bảo môi trường lao động, làm việc thích hợp. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây nhiễm bẩn, đồng thời bảo quản tốt máy móc và thiết bị nhà xưởng.
b-Phạm vi:Toàn bộ nhà xưởng, máy và thiết bị, công nhân sản xuất tại các phân xưởng.
c- Quy trình thực hiện:
Công việc Yêu cầu thực nghiệm Tần số
Vệ sinh cá nhân và sử dụng bảo hộ
lao động.
-Công nhân trực tiếp sản xuất:
+Rửa tay sạch sẽ, lội qua bể Clo trước khi vào xưởng.
+Không ăn uống, khạc nhổ , hút thuốc trong xưởng.
+Người thực hiện công việc tại các công đoạn hở, phải có đầy đủ bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, mũ, ủng…
Khi sản xuất.
Vệ sinh phân xưởng.
+Nền nhà sản xuất, kho, tuờng, dụng cụ, phương tiện làm việc phải sạch sẽ,khô ráo, không có mùi hôi.
+Khu vực bên ngoài phân xưởng không có chất thải rắn.
Đầu ca và cuối ca. Vệ sinh
thiết bị. +Đảm bảo bề mặt ngoài của thiết bị luôn sạch sẽ.
+Vệ sinh sát khuẩn.
+Tẹc chứa vệ sinh định kỳ.
+Đầu ca và cuối ca.
+Khi dừng SX.
L / tháng.
Kiểm soát các động vật gây hại.
+Không có động vật gây hại trong phân xưởng. Lần tháng. Chất thải. +Chất thải rắn chứa trong các dụng cụchuyên dùng kín. Cuối ca
dọn sạch, để đúng nơi quy định.
Hàng ngày. Đánh giá bề
mặt tiếp xúc sản phẩm.
+Đảm bảo tính an toàn, sạch và sát khuẩn trước khi đưa vào sử dụng. Có phiếu đánh giá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thiết bị mới hoặc sau khi sửa chữa.
Thực hiện tổng vệ
sinh.
+Vệ sinh kỹ các máy và thiết bị, hệ thống băng tải, các vị trí khó, kín mà hàng ngày không kiểm tra được.
+Ngâm hoá chất từ tẹc đến hệ thống.
+Vệ sinh cỏ rác ngoài phân xưởng.
+Vệ sinh dụng cụ, phương tiện, sản xuất.
+Vệ sinh hệ thống tầng cao, dây điện, kính, trần nhà.
Lần / tháng.
Kiểm tra sức khoẻ và
bệnh lây nhiễm.
+Kiểm tra sức khoẻ định kỳ toàn cán bộ công nhân viên.
+Kiểm tra công nhân trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. +L /năm.
+Trước khi vào kho.
VS b/ngoài +Khu vực thi công của ban thi đua. Hàng ngày.
Nhận xét: Nói chung các quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty Nước khoáng Khánh Hòa đều được kiểm tra chặt chẽ để duy trì mức hiệu quả cao nhất trong dây chuyền sản xuất, sản xuất hàng thành phẩm đạt chất lượng tốt theo yêu cầu. Ngay từ khâu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất phía Công ty đã xác định phải tiến hành những hoạt động kiểm tra, đánh giá và xác nhận cần thiết nhằm đảm bảo:
+ Sản phẩm mua vào có phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm quy định?
+Có đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Công ty
Yêu cầu này được thể hiện qua việc thiết lập sẵn quy trình mua hàng với chức năng hướng dẫn một cách cụ thể cho những bộ phận chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đảm bảo liên hệ, thiết lập quan hệ và thu mua có chất lượng những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động này chưa đạt hiệu quả cao, do phía Công ty lâu nay vẫn có sự giao hảo khá tốt với phía các nhà cung ứng, ít thay đổi các nhà cung ứng nên nảy sinh quan điểm: “Việc như cũ cứ thế mà làm” Những yêu cầu về kiểm tra đánh giá chất lượng các yếu tố đầu vào được tiến hành
qua loa, trách nhiệm hầu hết đẩy cho bên cung ứng. Thông thường chỉ thực hiện kiểm tra tổng quan cả lô hàng mà bỏ qua các công đoạn khác.
Khi tiến hành thực hiện sản xuất, nhân viên KCS và phụ trách thử nghiệm của Công ty có trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra, thực hiện giám sát chặt các công đoạn sản xuất trong từng phân xưởng dưới sự hỗ trợ kịp thời và đắc lực của cán bộ quản lý phân xưởng. Có thể thấy chất lượng sản phẩm được nhận biết bằng các biện pháp thích hợp trong suốt quá trình tạo sản phẩm. Các trạng thái sản phẩm như: màu sắc, độ tinh khiết, hàm lượng các chất phụ gia, tỷ lệ gaz, mùi vị, các yờu cầu về vi sinh, hoỏ lý…cũng được nhận biết, so sỏnh với cỏc yờu cầu theo dừi và đo lường, phát hiện kịp thời sự không phù hợp để có biện pháp xử lý thích đáng.
5. Bảo toàn sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty Nước khoáng Khánh Hòa còn được bảo toàn sự phù hợp trong suốt các quá trình nội bộ và giao hàng đến vị trí đã định, như các quá trình xếp dỡ sản phẩm, lưu kho sản phẩm, bảo quản sản phẩm…
• Đặc điểm và Tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu
- Quá trình sản xuất của Công ty Nước khoáng Khánh Hoà tuân thủ TCVN 6213-1996, CODEX 108-1981, cụ thể:
a-Nước khoáng nguyên liệu:
+Nước khoáng được lấy trực tiếp từ nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan của các tầng nước ngầm.
+Nguồn nước thiên nhiên Đảnh Thạnh bền vững về thành phần và sự ổn định về lưu lượng, nhiệt độ. Được lấy trong các điều kiện đảm bảo độ sạch ban đầu của nước và vi sinh. Được đóng chai tại địa điểm gần nguồn nước lộ ra với yêu cầu đặc biệt về vệ sinh.
+Nguồn nước và địa điểm đóng chai được bảo vệ, tránh nhiễm bẩn.
+Hệ thống đóng chai bằng máy, từ khâu rửa chai đến khâu dán nhãn, không có khả năng nhiễm bẩn. Nước khoáng được xử lý đúng quy định trong các thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh.
+Mùi vị: mùi của khí H2S
+Màu sắc: không màu, tính theo thang màu Co-Pt không lớn hơn 5 đơn vị.
+Độ đục: trong suốt , không vẩn đục tính theo độ đục NTU không lớn hơn 1 đơn vị.
+Trạng thái: nước khoáng nóng , nhiệt độ tại vòi 68-72oC, nước không màu, hầu như không có cặn.
+Hoá lý và vi sinh đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
b-Đường:
+Ngoại hình: tinh thể tương đối đồng đều, tơi khô không vón cục.
+Mùi vị:tinh thể đường cũng như dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi lạ, vị lạ.
+Màu sắc: tất cả tinh thể đều trắng óng ánh, khi pha trong nước cất dung dịch đường trong suốt.
+Hàm lượng đường tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 0,03.
Trong đường chứa dư lượng SO2 tối đa 70mg/kg.
c-Gaz CO2 :
+Nồng độ giới hạn cho phép của CO2 trong không khí ở nơi làm việc là 9,2 g/m3 (0,5 % thể tích).
+Hàm lượng CO2 theo thể tích, tính ra % không thấp hơn 98,8. CO2 dùng cho thực phẩm được đóng trong các bình thép chịu áp suất, không có mối hàn.
• Phương pháp bảo quản , vận chuyển nguyên liệu a-Nước khoáng nguyên liệu:
Nước khoáng sau khi được hút lên từ nguồn sẽ được chứa trong các tẹc để chế biến. Sau 24 giờ sử dụng không hết xả bỏ bơm nước khoáng mới.
b-Đường:
+Bảo quản :kho bảo quản đường phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông gió. Trong kho không được xếp đường chung với các sản phẩm khác. Trong kho các bao đường được xếp trên các bục gỗ hay xi măng cách mặt đất tối thiểu 0,4 m, cách tường 0,5 m. Độ ẩm tương đối của không khí trong kho bảo quản không quá 70 %.
+Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển đường phải đảm bảo khô sạch,vệ sinh, tránh được mưa nắng, không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Khi bốc dỡ đường phải tránh mưa, nơi bốc dỡ đường phải đảm bảo khô ráo, hợp vệ sinh. Khi bốc dỡ không được quăng quật để tránh vỡ bao.
c-Gaz CO2:
Bình để chứa CO2 lỏng và khí phải được thử và đạt các yêu cầu về an toàn đối với bình chịu áp lực quy định trong TCVN 4179-85.
Khi nạp bình bảo quản, vận chuyển và sử dụng CO2 khí và lỏng phải tuyệt đối tuân thủ quy phạm an toàn được quy định trong TCVN 4179-85.
+Không được dùng bình chứa NH3, Clo hay khí thiên nhiên để chứa CO2 dùng cho thực phẩm.
+Các bình dùng để chứa CO2 sử dụng cho thực phẩm sau khi thử áp lực phải được rửa bằng nước nóng (68-80oC) và thổi sạch bằng khí CO2 sử dụng cho thực phẩm.
• Yêu cầu vệ sinh trong sản xuất.
-Các công đoạn sản xuất từ khâu nguyên vật liệu đưa vào đến khâu thành phẩm đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng quy trình hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Vì vậy mục tiêu 100% sản phẩm nhập kho đạt chuẩn chất lượng luôn thực hiện tốt, nếu có sai sót cũng sớm được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời.
-Không được nhiễm các hoá chất xử lý, vệ sinh chất tải lạnh sử dụng trong công nghệ sản xuất.
-Không được có bất kỳ khả năng gây nhiễm vi sinh nào từ dây chuyền sản xuất. Bảo đảm các yêu cầu sau:
+Môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường sạch về vi sinh.
+Chai trước khi chiết phải đảm bảo độ sạch, không có mùi lạ.
+Nắp trước khi đóng phải được bảo quản kín.
+Bề mặt tiếp xúc bán sản phẩm: Bồn chứa nước khoáng, đường ống…phải bảo đảm độ kín, được vệ sinh bằng các dung dịch sát khuẩn định kỳ tháng / lần.
+Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: bốc chai, chiết, đóng nắp…phải thực hiện bảo hộ lao động.
+Thu hồi vỏ chai chiết lại, thực hiện đúng như quy định.
• Vận chuyển , bảo quản và giao hàng.
a-Vận chuyển: Cho phép vận chuyển bằng nhiều hình thức nhưng phải bảo đảm: không làm bể hỏng, bám nhiều bụi đất và che được mưa.
b-Bảo quản:
-Thành phẩm được xếp theo lô trên balet, số thùng trên một trụ không quá 5 thùng (loại 1,5 lít) và 6 thùng cho các loại khác.
-Bảo quản trong kho sạch, khô ráo, không có các loài gặm nhấm gây hại.
-Thành phẩm lưu kho không quá 1 tháng phải kiểm tra định kỳ tuần / lần các chỉ tiêu cảm quan, bao gói.
-Đối với nước khoáng thiên nhiên có gaz không được để ngoài trời quá 7 ngày, còn với nước khoáng ngọt thì không để ánh nắng trực tiếp chiếu lên cũng như không để ngoài trời.