Hành động khắc phục phòng ngừa

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty nước khoáng (Trang 63 - 66)

B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO HỆ THỐNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY

IV. Đo lường, phân tích và cải tiến

4. Hành động khắc phục phòng ngừa

a-Mục đích: quy định tiến trình thực hiện sự khắc phục, hành động khắc phục phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã xảy ra hoặc tiềm ẩn, để ngăn ngừa sự tái diễn hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của chúng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.

b- Phạm vi: áp dụng cho mọi sự không phù hợp được phát hiện trong quá trình vận hành hệ thống của Công ty bao gồm:

- Khiếu nại, thông tin phản hồi của khách hàng.

- Sản phẩm vật tư không phù hợp

- Sự không phù hợp phát hiện khi đánh giá nội bộ và đánh giá của các chuyên gia.

- Các vấn đề rút ra từ các cuộc họp của lãnh đạo công ty.

- Các điểm không phù hợp trong quá trình đào tạo, tuyển dụng.

- Các điểm không phù hợp trong quá trình thực hiện nội quy, quy chế trong công ty - Ý kiến của cán bộ công nhân viên.

- Ý kiến của khách hàng qua các hội chợ, triển làm, hội nghị khách hàng, thăm dò ý kiến khách hàng.

- Các điểm không phù hợp có liên quan đến thiết bị và các dụng cụ đo lường.

- Các điểm không phù hợp có liên quan đến công tác vệ sinh thiết bị, nhà xưởng, công nhân và an toàn thực phẩm, an toàn lao động

- Các ý kiến khác có liên quan đến hệ thống chất lượng và hoạt động của công ty.

c- Nội dung:

Lưu trình Nội dung Trách nhiệm

Bộ phận phát hiện sự không phù hợp (SKPH), lập phiếu khắc phục phòng ngừa (KPPN ) chuyển đến bộ phận có trỏch nhiệm xử lý đồng thời cập nhật vào sổ theo dừi.

Trưởng bộ phận phát

hiện.

Phân tích, ghi nguyên nhân SKPH, đề xuất biện pháp xử lý, bộ phận xử lý, thời gian hoàn thành, bộ phận thẩm tra, trình phê duyệt.

Trưởng bộ phận tiếp

nhận.

Phê duyệt đề xuất xử lý. Giám đốc.

Thực hiện xử lý SKPH theo biện pháp được phê duyệt, ghi kết quả xử lý, lập hồ sơ kèm theo nếu có, chuyển đến bộ phận thẩm tra.

Trưởng bộ phận được phân công.

Thẩm tra kết quả xử lý SKPH , ký xác nhận, chuyển hồ sơ đến Đại diện lãnh đạo. Người thẩm tra phải chịu trách nhiệm về tính hiệu lực của các biện pháp xử lý SKPH.

Trưởng bộ phận thẩm tra.

Xem xét mức độ SKPH, quyết định dừng lại hoặc thực hiện tiếp hành động KPPN.

Đại diện lãnh đạo.

Bộ phận được phân công tiến hành phân tích nguyên nhân hoặc đề nghị thành lập hội đồng phân tích. Phân tích bằng các công cụ thống kê, xét tất ca mọi nguyên nhân.

Trưởng bộ phận được phân công.

Đề xuất biện pháp KPPN , bộ phận thực hiện, thời gian hoàn

thành, bộ phận kiểm tra, trình phê duyệt. Trưởng bộ phận được Phê duyệt

Xem xét

Phân tích nguyên nhân

Đề xuất KPPN Lập phiếu

Biện pháp xử lý

Kết quả xử lý

Thẩm tra

phân công Phê duyệt đề xuất hoạt động khắc phục.

Giám đốc.

Thực hiện KPPN theo phê duyệt, ghi kết quả thực hiện và các hồ sơ kèm theo nếu có, chuyển đến bộ phận thẩm tra.

Trưởng bộ phận thực hiện

KPPN.

Thẩm tra kết quả thực hiện KPPN, ký xác nhận, chuyển hồ sơ đến Đại diện lãnh đạo. Người thẩm tra phải chịu trách nhiệm về tính hiệu lực của các biện pháp KPPN.

Trưởng bộ phận thẩm tra.

Thực hiện đánh giá hiệu quả thực hiện KPPN sau một thời

gian thích hợp trên cơ sở báo cáo của các bộ phận. Đại diện lãnh đạo.

Lập bỏo cỏo theo dừi thực hiện KPPN hàng thỏng cho Đại diện lãnh đạo.

Trưởng các bộ phận.

Tất cả những sản phẩm không phù hợp đều được xử lý theo quy định với thủ tục sau:

XỬ LÝ SẢN PHẨM KHÔNG ĐẠT

1-Mục đích: Hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không đạt: huỷ bỏ, thu hồi, tái chế trong các phân xưởng, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2-Biện pháp xử lý:

a-Làm lại cho phù hợp: Các nội dung không phù hợp liên quan đến bao gói, ghi nhãn, số ký hiệu, áp dụng cho tất cả các phân xưởng.

b- Thu hồi, tái chế: Các sản phẩm không đạt được phép thu hồi tái chế:

• Nước khoáng VIKODA chai PET: thu hồi vỏ chai đưa đi sản xuất lại.

Yêu cầu: Chai sạch không có vết dơ bám, mức độ trầy xước nhẹ, không có mùi vị lạ.

Quy trình thu hồi: Chỉ thu hồi chai còn nguyên nước, nắp kín. Tiến hành khui nắp, đổ nước rồi đưa ngay lên băng tải, đến máy rửa, chiết đóng nắp.

• Nước ngọt, Sumo các loại: Thu hồi, tái chế phần nước.

Quy trình thu hồi:

Lưu trình Nội dung Trách nhiệm

Kiểm tra Loại bỏ các chai không được phép thu hồi. Người kểm tra.

Up ngược. Up ngược chai trong két để loại bỏ các chai không kín. Người kiểm tra.

Lưu kho Thời gian lưu kho tối đa không quá 30 ngày. Tổ trưởng SX.

Kiểm tra Loại bỏ các chai không kín, nước thay đổi trạng thái. Người thu hồi.

Rửa ngoài Khi chai bám nhiều bị đất bên ngoài phải dùng nước rửa sạch trước khi khui.

Người thu hồi.

Thu hồi Khui nắp đổ vào cal chứa, chuyển ngay đến KCS pha chế. Người thu hồi.

Tái chế Cho vào bồn hương liệu, lọc trộn với Siro sau nấu, thanh trùng lại. KCS pha chế.

Vệ sinh Vệ sinh sạch cal chứa bằng dung dịch Clorin 0,01%, đường ống, bồn chứa bằng E400 nồng độ 0,1%.

KCS pha chế.

Yêu cầu thu hồi:

+Thời gian khui thu hồi: Thực hiện vào ca 1 hàng ngày.

+Bảo hộ lao động: Thực hiện đủ găng tay, khẩu trang.

+Sau khi khui phải đổ ngay vào cal, không được khui nắp đổ trên nền nhà.

+Khu vực khui, thu hồi phải sạch sẽ, ít người qua lại.

+Thu hồi xong, vặn nắp cal, chuyển đi tái chế ngay.

c-Thanh lý, đổ bỏ: Chai không nắp chạt qua máy rửa ngoài, sản phẩm loại do: chai quá dơ, vật lạ, chai không kín do nắp, vỏ chai nứt bể, có mùi vị lạ và các sản phẩm khi không đảm bảo yêu cầu được phép thu hồi vì điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty nước khoáng (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)