Từ phía ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 67 - 68)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.4.2.2. Từ phía ngân hàng cho vay

Chính sách tín dụng: thời gian qua chính sách tín dụng của ACB thay đổi liên tục, một phần do sự thay đổi chính sách chung của Chính phủ và NHNN, một phần do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ. Một số hướng dẫn chưa thực sự chặt chẻ, chưa cụ thể gây khó khăn trong việc thực hiện. Trong khi đó, đa số các công văn ban hành lại không ghi cụ thể tên và số điện thoại của nhân viên giải đáp thắc mắc, phụ trách chính.

Chưa tuân thủ quy trình cho vay: quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên, ... Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng qui trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng đúng mức. Nguyên nhân của vấn đề này một phần do các chức danh thường được kiêm nhiệm nên khó phân định rạch ròi công việc và trách nhiệm của nhân viên, một phần cũng do hệ thống CNTT còn hạn chế, cụ thể chương trình TCBS chưa đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên diễn biến của quá trình cấp tín dụng. Thêm vào đó, việc cấp tín dụng mang tính cảm

í, nặng về tài sản đảm bảo mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lõng lẻo, qua loa, chiếu lệ. Nhiều chi nhánh tiến hành đầu tư tín dụng ra ngoài địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính ... của khách hàng không đảm bảo. Tất cả những điều đó đã làm hạn chế khả năng phòng ngừa RRTD của ngân hàng.

Hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu: kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra của NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên xuyên song song với công việc kinh doanh. Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nộ bộ của ACB chỉ tồn tại trên hình thức. Nhân thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiện nay ACB đã chú trọng hơn công tác kiểm tra nội bộ tuy nhiên bộ máy tổ chức chưa thật sự hoàn chỉnh, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu và thiếu tính độc lập trong công tác kiểm tra.

Giám sát và quản lý sau cho vay còn hạn chế: đây là đặc điểm chung của các ngân hàng trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lõng quá trình kiểm tra, giám sát vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đươc hoàn trả. Tuy nhiên, trong thời gian qua ACB chưa thực hiện tốt công tác này, điều này một phần do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp còn hạn chế, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin ACB yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý nợ tập trung mới thành lập, chưa hoàn chỉnh nên hoạt động cũng chưa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)