Vốn huy động phân theo loại tiền gử

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 49 - 52)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.2.1. Vốn huy động phân theo loại tiền gử

Bảng 5: Vốn huy động phân theo loại tiền gửi

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 cuả ACB

Bảng 6: Sự tăng trưởng vốn huy động phân theo loại tiền gửi

Đơn vị tính: tỷ đồng

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tiền gửi không kỳ hạn -2.685,7 -26,54% 3.033,4 40,80%

Tiền gửi tiết kiệm 9.227,0 23,13% 16.935,7 34,48%

Tiền gửi có kỳ hạn -111,3 -2,64% 4.565,7 111,33%

Tiền gửi ký quỹ 3.286,0 328,67% -1.744,4 -40,70%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 430,4 742,07% -319,0 -65,32%

Tổng vốn huy động 10.146,4 18,35% 22.471,30 34,34% 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ hạn 10.121,1 18,31% 7.435,4 11,36% 10.468,8 11,91% Tiền gửi tiết kiệm 39.891,7 72,16% 49.118,7 75,07% 66.054,4 75,15% Tiền gửi có kỳ hạn 4.212,5 7,62% 4.101,2 6,23% 8.666,8 9,86% Tiền gửi ký quỹ 999,8 1,81% 4.285,8 6,55% 2.541,4 2,89% Tiền gửi vốn chuyên dùng 58,0 0,10% 488,4 0,79% 169,4 0,19%

N m 2008 11,36% 11,36% 75,07% 6,23% 6,55% 0,79% N m 2009 75,15% 9,86% 2,89% 0,19% 11,91% Ti n g i khơng k h n Ti n g i ti t ki m Ti n g i cĩ k h n Ti n g i ký qu Ti n g i v n chuyên dùng

Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền gửi N m 2007

18,31%

72,16%7,62% 1,81% 7,62% 1,81%

0,10%

Tiền gửi không kỳ hạn của ACB có sự biến động mạnh từ năm 2007 đến năm 2009. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 10.121,1 tỷ đồng chiếm 18,3% tổng vốn huy động. Năm 2008, do tác động của khủng hoãng tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp bị thu hẹp, giao dịch của doanh nghiệp với ngân hàng cũng giảm xúc, tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chỉ đạt 7.435,4 tỷ đồng chiếm 11,36% tổng vốn huy động giảm 2.685,7 tỷ đồng (tương đương 26,54%) so với năm 2007. Năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn của ACB tăng trưởng đáng kể và đạt 10.468,8 tỷ đồng chiếm 11,91% tổng nguồn vốn huy động, tăng 3.033,4 tỷ đồng (tương đương 40,8%) so với năm 2008.

Tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng khá mạnh mỗi năm, từ 39.891,7 tỷ đồng năm 2007 lên 49.118,7 tỷ đồng năm 2008, tăng 9.227 tỷ đồng tương đương 23,13% so với năm 2007. Đây là kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế đang khũng hoãng. Năm 2009, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng trưởng mạnh, tính đến 31/12/2009 tiền gửi tiết kiệm đạt 66.054,4 tăng 16.935,7 tỷ đồng tương đương 34,48% so với năm 2008. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 72,16%, 75,07% và 75,15%.

Năm 2006, tiền gửi có kỳ hạn đạt 4.212,5 tỷ đồng chiếm 7,6% tổng vốn huy động của ACB. Năm 2008, tiền gửi kỳ hạn đạt 4.101,2 tỷ đồng chiếm 6,23% tổng vốn huy động của ngân hàng hàng, giảm 111,3 tỷ đồng tương đương 2,64% so với năm 2007. Sang năm 2009, tiền gửi kỳ hạn của ngân hàng tăng trưởng mạnh, cụ thể tăng 4.565,7 tỷ đồng tương đương 113,33% so với năm 2008 tính đến 31/12/2009 tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng đạt 8.666,8 tỷ đồng chiếm 9,86% tổng vốn huy động.

Tiền gửi ký quỹ tại ACB tăng đột biến từ 999,8 tỷ đồng năm 2007 lên 4.285,8 tỷ đồng năm 2008, tăng 3.286 tỷ đồng tương đương 328,67% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do trước sự biến động thất thường của nền kinh tế trong năm 2008, mà đặc biệt là giá vàng, tỷ giá nên ACB đã tăng cao tỷ lệ ký quý đối với các giao dịch đảm bảo, mở L/C, các công cụ phái sinh ngoại tệ .... so với năm 2007. Năm 2009, tiền gửi ký quỹ chỉ đạt 2.541,4 chiếm 2,89% tổng nguồn vốn giảm 1.744,4 tỷ đồng tương đương 40,7% so với năm 2008.

Tiền gửi vốn chuyên dùng cũng tăng đột biến từ 58 tỷ đồng năm 2007 lên 488,4 tỷ đồng năm 2008 (tăng 430, 4 tỷ đồng tương đương 742,06%) so với năm 2007. Năm 2009, tiền gửi vốn chuyên dùng tại ACB là 169,4 tỷ đồng chiếm 0,19% tổng vốn huy động, giảm 319 tỷ đồng tương đương 65,32% so với 2008.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)