Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 75 - 77)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.4.3.3.Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng nội bộ là phương pháp sử dụng thông tin đầu vào của khách hàng nhằm tính toán khả năng trả nợ của từng khách hàng tại từng thời điểm. Từ đó ngân hàng có chính sách phân loại khách hàng một cách hợp lý đồng thời đưa ra mức trích lập dự phòng phù hợp, và giám sát rủi ro một cách có hiệu quả. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ được chia làm hai loại:

+ Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân.

+ Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân: đối với các khách hàng này ACB đánh giá phân nhóm khách hàng dựa trên các nhóm tiêu chí sau:

Nhóm tiêu chí về nhân thân: là các tiêu chí liên quan đến độ tuổi, trình độ học vấn, lý lịch tư pháp, tình trạng hôn nhân, mối quan hệ của người vay với cộng đồng, cơ cấu gia đình, số người phụ thuộc trong kinh tế gia đình ...

Nhóm tiếu chí về khả năng trả nợ: là các tiêu chí liên quan đến tính chất công việc hiện tại, các nguồn thu nhập có được dùng để trả nợ, khả năng tích lũy sau khi trả nợ và chi cho sinh hoạt hàng tháng ...

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp: đối với các khách hàng này ACB đánh giá dựa vào nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Nhóm chỉ tiêu tài chính: bao gồm các chỉ tiêu sau

+ Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh.

+ Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính: nợ phải trả trên tổng tài sản, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, ...

+ Chỉ tiêu về hoạt động: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, ....

+ Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: doanh lợi tài sản (ROA), doanh lợi vốn chủ sở hữu, ...

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: liên quan đến

+ Khả năng quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp như độ tuổi, lý lịch tư pháp, kinh nghiệm, quan hệ xã hội, cách thức thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong vòng 3 năm tới, lịch sử và uy tín khi trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng, ....

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành như triển vọng của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, khả năng gia nhập thị trường, sự tác động do thay đổi từ các chính sách của Nhà nước và Chính phủ ...

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như sự phụ thuộc hay chủ động nguồn nhiên liệu đầu vào, mạng lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, kế hoạch ứng phó với biến động bất thường theo phương án kinh doanh, máy móc thiết bị, mức độ mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo ....

Sau khi đánh giá và nhập liệu xong, hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ với nhiều thang điểm khác nhau dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau sẽ cho ra số điểm trung bình đối với một khách hàng vay. Dựa vào số

đi+åm này mà khách hàng sẽ được xem xét phân vào các nhóm phân loại rủi ro khác nhau, cụ thể:

Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro

91-100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn

80-90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn

75-80 A Nợ đủ tiêu chuẩn

70-75 BBB Nợ cần chú ý

65-70 BB Nợ cần chú ý

60-65 B Nợ cần chú ý

56-60 CCC Nợ dưới tiêu chuẩn

53-56 CC Nợ dưới tiêu chuẩn

45-53 C Nợ dưới tiêu chuẩn

20-45 D Nợ có khả năng mất vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 75 - 77)