Quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 69 - 72)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.4.3.1.Quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại ACB

Hiện nay, các NHTM đang hướng đến việc tách bạch giữa tín dụng- thẩm định tài sản-quản lý RRTD và ACB cũng không ngoại lệ, trong hoạt động

!" dụng ACB đã phân khúc và chuyên môn hóa các bộ phận trong khâu cung cấp tín dụng như sơ đồ sau:

Khách hàng vay vốn là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, .... khi phát sinh nhu cầu vốn có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng hoặc được nhân viên PFC, nhân viên quan hệ khách hàng (RA) liên hệ tận nhà, tận cơ quan để giới thiệu, tư vấn sản phẩm tín dụng và thu thập hồ sơ vay vốn theo qui định.

Nhân viên PFC, nhân viên RA là bộ phận bán hàng trực tiếp của ngân hàng. Bộ phận này được xem như bộ phận kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Tuy nhiên bộ phận này tư vấn và bán sản phẩm đặc biệt đó là sản phẩm cho vay của ngân hàng. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ tư vấn

Khách hàng NV tín dụng Các cấp phê duyệt tín dụng NV thẩm định tài sản NV pháp lý chứng từ NV hỗ trợ tín dụng GĐ Chi nhánh/ Phòng giao dịch NV tư vấn tài chính, NV quan hệ khách hàng

p#$ % & triển khách hàng, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng theo hướng dẫn và quy định của ACB.

Sau khi nhân viên PFC, RA tìm kiếm được khách hàng vay vốn và nhận đủ hồ sơ vay thì chuyển hồ sơ về cho nhân viên tín dụng để thẩm định hồ sơ.

+ Nếu thấy khách hàng đủ điều kiện xét cho vay, nhân viên tín dụng phối hợp với nhân viên thẩm định tài sản tiến hành thẩm định giá tài sản và tính pháp lý của tài sản mà khách hàng dự định thế chấp cho ngân hàng. Việc tách bạch nhân viên thẩm định tài sản và nhân viên tín dụng nhằm mục đích hạn chế tiêu cực, rủi ro và cung cấp thông tin về giá trị tài sản đảm bảo được khách quan, trung thực.

Sau khi nhận kết quả thẩm định giá trị và tính pháp lý của tài sản đảm bảo của nhân viên thẩm định tài sản. Nhân viên tín dụng lên hồ sơ để trình các cấp phê duyệt theo thẩm quyền để phê duyệt hồ sơ.

Sau khi các cấp phê duyệt đã ký duyệt đồng ý cho vay, hồ sơ vay của khách hàng được chuyển cho nhân viên pháp lý chứng từ để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp hoặc cầm cố và hoàn tất thủ tục pháp lý để cùng khách hàng ký kết. Nhân viên pháp lý chứng từ sẽ tư vấn và hướng dẫn khác hàng hoàn tất các khâu ký kết hợp đồng tín dụng, thực hiện thủ tục công chứng, thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo đầy đủ theo qui định của Nhà nước. Bộ phận này đảm bảo hạn chế rủi ro về mặt pháp lý cho khoản vay.

Khi hồ sơ đã hoàn tất thủ tục nên trên sẽ được chuyển cho nhân viên hỗ trợ tín dụng để tín hành thủ tục giải ngân. Nhân viên này sẽ khởi tạo các thông tin về khách hàng cũng như các thông tin về tài khoản vay trong chương trình quản lý của ngân hang, rà soát các thủ tục, chứng từ phải bổ sung trước khi giải ngân theo các cấp phê duyệt tín dụng. Sau đó tiến hành giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân nhân viên hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ,

'()* dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ, bổ sung chứng từ theo quy định và làm thủ tục giải chấp khi khách hàng trả hết nợ vay và hoàn tất công việc cho vay của ngân hàng.

Nhận xét: trước đây các ngân hàng cho vay theo kiểu cũ là nhân viên tín dụng phụ trách hầu hết các khâu từ việc tiếp xúc, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay .... điều này là môi trường tốt để những nhân viên thiếu đạo đức, thiếu kinh nghiệm lợi dụng, phối hợp với khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, việc ACB bóc tách nhiều khâu phối hợp phục vụ khách hàng ngay từ đầu đã giúp hạn chế rất nhiều RRTD phát sinh do sự cố tình của yếu tố con người cụ thể là các bộ phụ trách trực tiếp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 69 - 72)