Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB
3.2.4.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ACB 1 Những điểm mới và tích cực
3.2.4.4.1. Những điểm mới và tích cực
Với mục đích thống nhất kế hoạch phát triển tín dụng cho toàn hệ thống cũng như tạo công cụ giám sát và quản lý tốt rủi ro tín dụng. ACB đã thực hiện quản lý rủi ro tín dụng với việc ban hành chính sách định hướng tín dụng. Trong đó đã phân định rõ các tiêu chí và có sự phân loại khách hàng theo các tiêu chí cụ thể nhằm sàn lọc đối tượng khách hàng, đánh giá chính xác hơn khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc phân loại và phân nhóm tài sản đảm bảo cho nợ vay được ACB tính toán dựa trên mức độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản ... từ đó ngân hàng sẽ áp dụng một mức cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo cho toàn hệ thống nhằm đảm bảo an toàn
k/0 phải xử lý tài sản để thu hồi nợ. Đối với những trường hợp cần thiết phải cho vay cao hơn tỷ lệ này phải được phê duyệt bởi Hội đồng tín dụng, do đó sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng.
Việc xây dựng và quy định các tỉ lệ và giới hạn trong cơ cấu cho vay giúp ACB phân tán được rủi ro, hạn chế các khoản vay ngay từ đầu và giúp ngăn ngừa nợ xấu.
Một điểm mới trong quản trị rủi ro tại ACB là việc quản lý tín dụng tập trung thông qua việc phân cấp phê duyệt cũng như ban hành cách thức phê duyệt hồ sơ đồng thời có sự phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý rủi ro cho từng cấp. Trong khi ở hầu hết các ngân hàng hiện nay thì cơ chế phê duyệt hồ sơ chủ yếu giao quyền cho phán quyết tín dụng vào tay một người thường là giám đốc chi nhánh hoặc giám đốc phòng giao dịch. Điều này rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng vì quyền hạn tập trung hết vào một người. Trong khi đó, ở ACB việc phê duyệt tín dụng theo mô hình từ cấp chuyên viên đến Hội đồng hội đồng tín dụng tạo ra cơ chế phê duyệt chặt chẻ hơn. Việc họp ban phê duyệt hồ sơ với qui định rõ ràng giúp hồ sơ được duyệt nhanh chóng, mang tính khách quan và khoa học hơn vì nhiều thành viên phê duyệt sẽ đưa ra nhiều thành viên phê duyệt sẽ đưa ra nhiều ý kiến về hồ sơ hơn so với chỉ một người phê duyệt. Nếu hồ sơ bị từ chối ở cấp này có thể trình tiếp ở cấp cao hơn nên hạn chế yếu tố can thiệp chủ quan của các cấp phê duyệt.
Sự tách bạch trong khâu thẩm định cũng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hiện nay, đa phần ở một số ngân hàng khác tuy đã tách bạch giữa bộ phận thẩm định tài sản thế chấp và thẩm định hồ sơ khách hàng nhưng việc tách bạch vẫn chưa triệt để. Vì bộ phận thẩm định vẫn trực thuộc giám đốc chi nhánh quản lý nên chịu ảnh hưởng và có khả năng bị chi phối trong khi ra kết quả thẩm định tài sản, dẫn đến khả năng tài sản được thẩm định không
123 4 5 hoặc không đầy đủ giá trị lẫn tính đủ của pháp lý. Nhưng ở ACB đã thực hiện tách hoàn toàn bộ phận thẩm định này và thành lập hẳn công ty con điều này đã giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong khâu thẩm định tài sản.