Quản trị rủi ro trong hoạt động phê duyệt tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 72 - 75)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.4.3.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động phê duyệt tín dụng

Việc phê duyệt một khoản vay đòi hỏi cấp phê duyệt phải có kiến thức, kinh nghiệm và khách quan. Nhận thức được vai trò của việc quản lý rủi ro trong khâu phê duyệt tín dụng nên đã phân cấp việc phê duyệt tín dụng một cách rõ ràng, khoa học, cụ thể mô hình phê duyệt tín dụng của ACB theo sơ đồ sau:

Hội đồng tín dụng

Ban tín dụng hội sở

Ban tín dụng chi nhánh

Chuyên viên phê duyệt tín dụng

Ban tín dụng phòng giao dịch

Ban tín dụng khu vực

Hội đồng tín dụng

Hội đồng tín dụng là cấp thẩm quyền cao nhất về xét cấp tín dụng. Quyết định của hội đồng tín dụng là quyết định cuối cùng. Danh sách các thành viên trong Hội đồng tín dụng do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Hội đồng tín dụng gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực, phó chủ tịch, ủy viên thường trực, ủy viên và thư ký. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tín dụng:

+ Xây dựng chính sách tín dụng và các chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng như những vấn đề khác liên quan đế hoạt động tín dụng.

+ Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của ban tín dụng các cấp và chuyên viên phê duyệt tín dụng.

+ Quyết định cấp tín dụng và các vấn đề phát sinh khi đã đồng ý cấp tín dụng bao gồm cả cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng khác.

Khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, Hội đồng tín dụng phải tổ chức họp và tối thiểu phải có 4 thành viên hội đồng tín dụng đồng ý cấp tín dụng và phải có ít nhất 1 trong các chức danh Chủ tịch, phó chủ tịch hoặc phó chủ tịch thường trực. Việc phê duyệt tín dụng trên cơ sở nhất trí đồng ý của các thành viên Hội đồng tín dụng tham gia phê duyệt trong cuộc họp của Hội đồng tín dụng.

Ban tín dụng

Ban tín dụng bao gồm nhiều cấp với mức quyền hạn phê duyệt tín dụng tăng dần theo thứ tự ban tín dụng phòng giao dịch, ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng khu vực và ban tín dụng Hội sở.

Thành phần ban tín dụng bao gồm trưởng ban, phó ban thường trực, phó ban, ủy viên, ủy viên dự khuyết (nếu có).

Hạn mức phê duyệt tín dụng của từng ban tín dúng sẽ do Hội đồng tín dụng phân cấp và quyết định.

Chuyên viên tín dụng

Chuyên viên tín dụng là những cá nhân có quyền phê duyệt tín dụng. Những cá nhân này đòi hỏi phải có tiêu chuẩn năng lực như đạo đưc nghề nghiệp, chấp hành đầy đủ các quy định về cấp tín dụng, có thời gian và kinh nghiệm trong phê duyệt tín dụng ...

Chuyên viên tín dụng được chia làm 7 cấp độ (từ 1 đến 7), trong đó chuyên viên cấp 7 là những người nằm trong thành phần Hội đồng tín dụng. Mỗi cấp bậc chuyên viên có một mức thẩm quyền phê duyệt nhất định do hội đồng tín dụng quyết định theo từng thời kỳ, trong đó chuyên viên có cấp độ càng cao thì mức thẩm quyền phê duyệt càng cao.

Nguyên tắc hoạt động của mô hình phê duyệt tín dụng

Các hồ sơ vay vốn của khách hàng nếu đủ tiêu chuẩn phê duyệt theo cơ chế chuyên viên thì trình chuyên viên phê duyệt tín dụng (từ cấp 1 đến 7), tùy số tiền xin vay của khách hàng và mức phê duyệt của từng cấp độ chuyên viên. Nếu bộ phận trình hồ sơ không đồng ý với kết quả phê duyệt của chuyên viên có thể trình hồ sơ lên cấp cao hơn là các ban tín dụng hoặc trình trực tiếp lên Hội đồng tín dụng.

Các hồ sơ vay vượt mức phê duyệt của chuyên viên thì trình cho các ban tín dụng. Tùy vào số tiền vay của khách hàng mà có thể trình ở ban tín dụng phòng giao dịch, ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng khu vực, ban tín dụng Hội sở. Nếu bộ phận trình hồ sơ không đồng ý với kết quả phê duyệt của ban tín dụng có thể trình trực tiếp lên Hội đồng tín dụng.

Hội đồng tín dụng là nơi có quyết định cuối cùng đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Nhận xét: việc ACB phân ra nhiều cấp độ phê duyệt tín dụng với quyền phê duyệt được phân cấp từ nhỏ lên cao trong đó yếu tố phê duyệt theo cách thức họp một nhóm người có đủ các tiêu chuẩn về kiến thức, kinh nghiệm cùng nhau phê duyệt cho một món vay sẽ khách quan và hiệu quả hơn là chỉ một người phê duyệt. Đây có thể coi là phòng tuyến thứ hai hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)