Chính sách tín dụng hiện hành của ACB

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 77 - 81)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.2.4.3.4. Chính sách tín dụng hiện hành của ACB

° Thực hiện định hướng chính sách và hoạt động tín dụng

Sớm nhận thức vai trò quan trọng của việc tăng cường khả năng quản lý RRTD cũng như sự biến động quá nhanh và đột ngột của nền kinh tế trong nước và thế giới từ cuối năm 2007 đầu và đầu năm 2008 sẽ có những tác động tiêu cực đến ACB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Thực hiện theo yêu cầu của NHNN đối với ngành ngân hàng là thực hiện tăng trưởng tín dụng cùng với việc quản lý tốt chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn. ACB đã phân loại và đưa ra 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB và được chia thành 2 nhóm:

Nhóm dùng để xét duyệt, bao gồm:

1. Đối tượng khách hàng mục tiêu;

Khách hàng cá nhân có thu nhập rõ ràng, nghề nghiệp ổn định, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với ACB.

Khách hàng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với ACB.

2. Ngành nghề kinh doanh:

Tập trung cho vay các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có triển vọng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt, ít biến động với các yếu tố văn hóa, chính trị ...

Một số ngành ưu tiên như bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, sản xuất lương thực thực phẩm, chế biến thủy hải sản, sản xuất đồ tiêu dùng ...

3. Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro .... của khách hàng.

4. Nguồn trả nợ: dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi.

5. Vị trí địa lý: tập trung cho vay các khách hàng có địa điểm sinh sống kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển .... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng cũng như thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra khách hàng vay.

6. Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu.

7. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm khách hàng, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác .... sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau.

Nhóm dùng để kiểm soát

1. Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, .... và chính sách chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và chính sách quản trị RRTD của ACB ở từng thời kỳ.

2. Kỳ hạn và loại tiền: tùy thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ 3. Quy mô của khoản vay: tùy thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ.

4. Kênh phân phối: tùy thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ. Các tiêu chí trên sẽ có liệt kê chi tiết các trường hợp cụ thể sẽ được xếp là bình thường hay hạn chế cấp tín dụng hay không cấp tín dụng. Khi phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn, ACB sẽ phân loại và đánh giá chi tiết từng chi tiết sau đó xếp khách hàng vào một trong 3 nhóm sau:

+ Nhóm cấp tín dụng bình thường: là nhóm khách hàng thỏa mãn các tiêu chí từ 1 đến 6 thuộc nhóm xét duyệt được đánh giá là bình thường. Các tiêu chí khác còn lại không tiêu chí nào được đánh giá là hạn chế cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

+ Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là nhóm có ít nhất 1 tiêu chí từ 1 đến 6 thuộc nhóm xét duyệt được đánh giá là hạn chế cấp tín dụng. Các tiêu chí khác còn lại không tiêu chí nào được đánh giá là không cấp tín dụng.

+ Nhóm không cấp tín dụng: là nhóm khách hàng có ít nhất 1 tiêu chí từ 1 đến 6 thuộc nhóm xét duyệt được đánh giá là không cấp tín dụng hay chấm dứt cấp tín dụng.

Trên cơ sở phan nhóm khách hàng mà ACB sẽ có chính sách phục vụ khách hàng cụ thể đồng thời giao quyền hạn phê duyệt cho vay cũng như chấm dứt quan hệ tín dụng cho từng cấp phê duyệt nhất định nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng cho ACB.

° Thực hiện các giới hạn tín dụng trong cơ cấu cho vay.

Việc thực hiện các giới hạn tín dụng trong cơ cấu cho vay được thực hiện theo từng thời kỳ, trong đó các giới hạn tín dụng hiện tại của ACB cụ thể như sau:

Tổng dư nợ cho vay của nhóm hạn chế cấp tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được định hướng chiếm tối đa 25% và giảm dần để chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thường.

Tổng dư nợ nhóm khách hàng không cấp tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của ACB được định hướng chiếm tối đa 5% và giảm dần về bằng 0% hoặc chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thường.

Tổng dư nợ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ cho vay của ACB được định hướng chiếm tối đa 10%.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối khách hàng doanh nghiệp.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường chiếm tối thiểu 75% tổng dư nợ cho vay của khối khách hàng cá nhân.

Tổng dư nợ của 1,5% số lượng khách hàng có dư nợ lớn nhất không vượt quá 50% tổng dư nợ và 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay của ACB.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)