Đặc điểm của chức năng thông khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 116 - 119)

Đo chức năng thông khí đ−ợc coi là ph−ơng tiện quan trọng trong chẩn đoán xác định BPTNMT và đã đ−ợc nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định. Đo chức năng thông khí nên đ−ợc chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có triệu chứng ho và khạc đờm mạn tính hoặc ngay cả khi không có triệu chứng, nh−ng có tiền sử hút thuốc hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác. Đo chức năng thông khí ở những đối t−ợng trên sẽ giúp phát hiện đ−ợc bệnh sớm, kịp thời đ−a ra các ph−ơng pháp điều trị và phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh [13], [92], [95], [105], [122].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về CNTK của các đối t−ợng tham gia nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ có rối loạn thông khí là 22,5% bao gồm cả RLTKTN, h−ớng tới RLTKHC và h−ớng tới RLTKHH. Trong đó tỉ lệ có RLTKTN và hỗn hợp chiếm 6,4% (bảng 3.22, biểu đồ 5). Do chúng tôi không đo đ−ợc thể tích khí cặn nên việc nhận định phân loại RLTKHC hay RLTKHH chỉ là t−ơng đối hay nói cách khác là h−ớng tới có RLTKHC hay có RLTKHH mà thôi.

Chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ (%) trung bình so với số lý thuyết của hầu hết các chỉ tiêu CNTK ở nhóm có rối loạn thông khí của nam giới cũng nh− của nữ giới, đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 so với nhóm có CNTK bình th−ờng (bảng 3.23, bảng 3.24).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về CNTK ở nhóm BPTNMT cho thấy tất cả các chỉ tiêu thông khí đều giảm d−ới mức bình th−ờng (bảng 3.25). FEV1 giảm: 51% (95%CI [46,9 - 55,1]); FVC giảm nhiều: 46,7% (95%CI [42,9 - 50,6]) SLT; chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) giảm < 70%; FEF25-75%:

32,9% (95%CI [42,9 - 50,6]); MEF75%: 34,1% (95%CI [42,9 - 50,6]); MEF50%: 25,2% (95%CI [42,9 - 50,6]); MEF25%: 35,3 % (95%CI [42,9 - 50,6]). Nh−

vậy các chỉ tiêu đánh giá RLTKTN đ−ờng thở trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả trong n−ớc [2], [11].

Nhận xét về kiểu RLTK ở các đối t−ợng mắc BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi thấy có 28/72 tr−ờng hợp có RLTKTN và 44/72 tr−ờng hợp có RLTKHH. Có nhiều nghiên cứu nhận xét rằng bắt đầu từ giai đoạn II của bệnh, RLTK th−ờng biểu hiện kiểu RLTKHH (vừa có tắc nghẽn vừa có hạn chế). Nguyễn Đình Tiến nghiên cứu trên 90 bệnh nhân BPTNMT nhận thấy RLTKHH chiếm tỉ lệ cao (93,3%), RLTKTN chiếm tỉ lệ 6,7% [14].

Một số tác giả trên thế giới đã khuyến cáo, để phát hiện sớm RLTKTN đ−ờng thở nhỏ khi ch−a có biểu hiện lâm sàng hoặc khi FEV1 và tỉ số FEV1/FVC vẫn bình th−ờng, thì nên tham khảo các chỉ số nh− FEF25 - 75%, MEF75%, MEF50%, MEF25 [140].

Trong n−ớc các công trình nghiên cứu sâu về ý nghĩa của các chỉ số ch−a nhiều. Lê Bá Thúc (1996) nghiên cứu về thông khí phổi ở ng−ời bình th−ờng và trong một số bệnh phổi có nhận xét là đối với trạng thái tắc nghẽn MMEF có giá trị phát hiện sớm hơn chỉ số FEV1 và tỷ số Tiffeneau [15]. kết quả nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (2007) nhận xét các l−u l−ợng ở từng thời điểm (PEF, MEF75%, MEF50%, MEF25%) và FEF 25-75% đềugiảm rõ rệt ở những bệnh nhân mắc BPTNMT [7].

Sự nhầm lẫn trong chẩn đoán hen phế quản và BPTNMT ở mẫu nghiên cứu.

Cùng với sự khó khăn của việc chẩn đoán sớm BPTNMT, chẩn đoán phân biệt giữa hen phế quản và BPTNMT cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà lâm sàng [97]. Trên thực tiễn lâm sàng công tác chẩn đoán phân biệt giữa BPTNMT và hen phế quản có nhiều khó khăn bởi chính sự chồng chéo lâm sàng giữa hai bệnh này. Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành đo chức năng thông khí cho 2005 đối t−ợng nhằm phát hiện ra các đối t−ợng có

RLTKTN. Tất cả các đối t−ợng này đ−ợc tiến hành làm test HPPQ, sau test HPPQ có 72 đối t−ợng có chỉ số FEV1/FVC < 70%, tức là có RLTKTN không hồi phục hoàn toàn sau test HPPQ và đ−ợc chẩn đoán xác định là mắc BPTNMT. Những đối t−ợng còn lại (57 đối t−ợng) đ−ợc chẩn đoán xác định là hen phế quản vì có chỉ số FEV1/FVC > 70%, tức là có RLTKTN hồi phục hoàn toàn sau test HPPQ.

Bên cạnh những tr−ờng hợp này có 25 đối t−ợng có tiền sử đ−ợc chẩn đoán và điều trị hen phế quản nh−ng trong nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc chẩn đoán là BPTNMT. Để giải thích về hiện t−ợng này là có tr−ờng hợp BN tr−ớc đây đ−ợc chẩn đoán hen phế quản nh−ng hiện nay đã chuyển sang mắc BPTNMT hoặc đó là các tr−ờng hợp BPTNMT nh−ng lại đ−ợc chẩn đoán và điều trị nhầm là bị hen phế quản.

Nghiên cứu của Lê Vân Anh (2006) cũng thấy có một số tr−ờng hợp BPTNMT đ−ợc chẩn đoán nhầm là hen phế quản tr−ớc đó. [1].

Nghiên cứu của Griffiths và cộng sự (1999) đã phát hiện ra trên 30% bệnh nhân trên 50 tuổi đ−ợc chẩn đoán và điều trị hen phế quản nh−ng trên thực tế là bị mắc BPTNMT [52].

Bellia V và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 128 bệnh nhân hen phế quản với tuổi trung bình là 73 ± 6,4 nhận thấy 19,4% các bệnh nhân hen phế quản bị chẩn đoán và điều trị nhầm là BPTNMT [24].

Tinkelman và cộng sự (2006) tiến hành đo chức năng thông khí cho 597 đối t−ợng từ 40 tuổi trở lên có tiền sử đ−ợc chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn (giãn phế nang, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản), kết quả là đã phát hiện đ−ợc 235 đối t−ợng mắc BPTNMT và trong số các bệnh nhân mắc BPTNMT này có 121 tr−ờng hợp (chiếm tỉ lệ 51,5%) đ−ợc chẩn đoán tr−ớc đó là hen phế quản [132].

Nh− vậy việc chẩn đoán nhầm giữa BPTNMT và hen phế quản là vấn đề cần hết sức l−u tâm cho các bác sỹ.

Để tránh chẩn đoán nhầm giữa BPTNMT và hen phế quản cần phải thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, kết hợp với đo chức năng thông khí phổi và làm test HPPQ để chẩn đoán xác định bệnh chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 116 - 119)