Giới tính và BPTNMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 104 - 106)

Tr−ớc đây, các nghiên cứu nhận thấy rằng tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam giới cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên khoảng 15 năm trở lại đây thì tỉ lệ mắc tăng ở nữ giới. Kèm theo là tỉ lệ tử vong do BPTNMT ở bệnh nhân nữ tăng nhanh hơn so với nam giới. Tại Mỹ, một thống kê trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000 thấy tỉ lệ tử vong do BPTNMT ở nữ đang gia tăng, từ năm 1985 đến nay tỉ lệ tử vong ở nam giới do BPTNMT ổn định ở mức 13% còn ở nữ giới tỉ lệ tử vong tăng gần gấp 3 lần và vào năm 2000 con số thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong ở nữ giới do BPTNMT cao hơn so với nam giới [83].

Wouters và CS (2003) dự đoán về tỉ lệ mắc BPTNMT tại Hà Lan sẽ tăng lên, tỉ lệ này ở nam giới là 21/1.000 dân vào năm 1994 và sẽ tăng lên đến 33/1.000 dân vào năm 2015 và ở nữ giới từ 10/1.000 dân sẽ tăng lên đến 23/1.000 dân vào năm 2015. Đến năm 2015 tỉ lệ mắc BPTNMT ở Hà Lan sẽ tăng lên nhiều so với năm 2000 và mức độ tăng ở nam giới là 59% còn ở nữ giới là 123% [145].

Nghiên cứu về ảnh h−ởng của giới tính lên tỉ lệ mắc BPTNMT, các nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT trên thế giới cho thấy tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam giới cao hơn so với nữ giới [47], [84], [95]. Tỉ lệ mắc BPTNMT giữa hai giới có sự khác biệt có thể do bị tác động bởi tiền sử tiếp xúc và tình trạng đáp ứng của cơ thể nam và nữ là khác nhau đối với các yếu tố nguy cơ (đặc biệt là hút thuốc).

Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (2005) khi nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT tại Hà Nội cũng có kết quả tỉ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ, tỉ lệ mắc giữa nam/nữ là 3,1/1 [3].

Nghiên cứu PLATINO tiến hành tại 05 thành phố thuộc Châu Mỹ Latinh cho kết quả tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam cao hơn ở nữ tại tất cả các thành phố trong mẫu nghiên cứu, từ 11,4% ở nam giới và 7,4% ở nữ giới ở thành phố Mexico, tới 23% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới ở Montevideo [87].

Theo nghiên cứu của BOLD (2007) cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,9% và ở nữ giới là 5,8% [30]. Một nghiên cứu khác ở Anh (2003) cho thấy tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam giới là 1,7% và ở nữ giới là 1,4%, nghiên cứu này còn nhận thấy xu h−ớng mắc bệnh ổn định ở nam và tăng ở nữ có liên quan đến tiền sử hút thuốc [25].

Tình trạng tỉ lệ mắc BPTNMT tăng ở nữ đ−ợc giải thích là do tỉ lệ hút thuốc ở nữ giới hiện nay đang gia tăng và có lẽ đ−ờng hô hấp của phụ nữ nhạy cảm với khói thuốc hơn so với nam giới [84]. Chính vì lẽ đó nên những nhận xét trái ng−ợc nhau của những nghiên cứu về tỉ lệ mắc BPTNMT giữa nam và nữ ở các khu vực khác nhau là do phụ thuộc vào điều này.

Nghiên cứu của Buist và cộng sự (2007) tiến hành ở áo trên 1.258 đối t−ợng từ 40 tuổi trở lên cho kết quả tỉ lệ mắc BPTNMT là t−ơng đ−ơng nhau ở cả nam và nữ và các đối t−ợng nghiên cứu đều có tiền sử hút thuốc là t−ơng đ−ơng nhau ở cả hai giới [28].

Nghiên cứu của Xu Fei và cộng sự (2005) tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam giới (7,2%) cao hơn so với nữ giới (4,7%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) [146].

ở Nhật Bản, nghiên cứu của Takemura trên 12.760 đối t−ợng có độ tuổi trên 30 cho thấy tỉ lệ mắc ở nam giới (4,5%) cao hơn ở nữ giới (1,8%) [130].

Tzanakis N và cộng sự (2004) nhận xét tỉ lệ mắc BPTNMT ở nam giới Hy lạp (11,6%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ mắc ở nữ giới (4,8%) với p = 0,006 [135]. Sự khác biệt này theo nhận định của các tác giả thì có thể là do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ.

Chúng tôi thấy rằng, trong đánh giá ảnh h−ởng của giới tính đến tỉ lệ mắc BPTNMT có lẽ tiền sử hút thuốc là một yếu tố gây nhiễu nên cần phải tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu theo mô hình đa biến, để có đ−ợc kết luận chính xác về mối liên quan giữa BPTNMT với giới tính.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 59 nam (81,9%) và 13 nữ (18,1%) mắc BPTNMT, tỉ lệ mắc giữa nam và nữ là 4,5/1, nh−ng trong tổng số 682 đối t−ợng trong nghiên cứu của chúng tôi có hút thuốc thì chỉ có 17 đối t−ợng là nữ hút thuốc (bảng 3.2). Khi tiến hành phân tích giữa 2 biến (BPTNMT và giới tính), chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ mắc BPTNMT giữa nam và nữ (bảng 3.12) (OR=5,7), 95%CI [3,1 - 11,5]. Nếu với những nhận xét nh− vậy thì giới tính có mối liên quan chặt chẽ với BPTNMT. Thực tế lý do của sự khác biệt này không phải do yếu tố giới tính mà có thể do 1 yếu tố gây nhiễu khác đó là hút thuốc. Khi phân tích mô hình logistic đa biến đã chứng minh điều này. Trong mô hình phân tích đa biến này khi các yếu tố nguy cơ gây bệnh đ−ợc khống chế ngang bằng thì nam giới và nữ giới không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh (bảng 3.18).

Chapman và CS (2006) trong nghiên cứu của mình cũng thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc BPTNMT giữa nam và nữ [39].

Nh− vậy giới tính có thể không phải là yếu tố nguy cơ ảnh h−ởng tới tỉ lệ mắc BPTNMT, mà chỉ là yếu tố bị tác động của các yếu tố nguy cơ khác, bên cạnh đó đáp ứng đ−ờng thở của cơ thể nam giới và nữ giới khác nhau đối với các yếu tố nguy cơ, dẫn đến làm cho tỉ lệ mắc bệnh có vẻ có sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ.

Nhiều nghiên cứu nhận thấy nữ giới hút thuốc có sự suy giảm % FEV1 nhanh hơn so với nam giới hút thuốc và điều này càng rõ rệt hơn sau tuổi 50 [50], [124].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 104 - 106)