Tổ chức thăm khám lâm sàng và đo CNTK phổi cho 2005 các đối t−ợng tham gia nghiên cứu.
∗ Khám lâm sàng
Khám lâm sàng đ−ợc thực hiện bởi các Bác sỹ chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các đối t−ợng tham gia nghiên cứu đ−ợc khám lâm sàng theo thứ tự nh− sau:
− Khám toàn trạng, đo chiều cao, cân nặng.
− Khám Hô hấp theo thứ tự: nhìn - sờ - gõ - nghe.
− Khám Tim mạch, khám Tai - Mũi - Họng và các chuyên khoa khác.
− Các biểu hiện lâm sàng thu đ−ợc qua thăm khám, đ−ợc ghi vào phiếu khám lâm sàng (phụ lục 2 - mẫu K).
∗ Đo thông khí phổi
Đây là xét nghiệm cận lâm sàng bắt buộc và chỉ định cho tất cả các đối t−ợng tham gia nghiên cứu. Chức năng thông khí phổi đ−ợc đo sau khi các đối t−ợng nghiên cứu đã đ−ợc khám lâm sàng.
− Chuẩn bị máy: máy đ−ợc chuẩn định và kiểm tra đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cần thiết tr−ớc khi đo.
− Kỹ thuật đo (theo khuyến cáo của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ - ATS): • Đối t−ợng đo phải đ−ợc nghỉ ít nhất 15 phút tr−ớc khi đo.
• Ghi rõ họ tên, tuổi, chiều cao, cân nặng và các chỉ số này đ−ợc ghi vào máy để tính các chỉ số dự đoán t−ơng ứng.
• Đối t−ợng đ−ợc đo ở t− thế ngồi, đ−ợc giải thích về sự cần thiết của việc đo CNTK và đ−ợc h−ớng dẫn cặn kẽ các b−ớc đo theo một trình tự thống nhất dễ hiểu để đối t−ợng hợp tác tốt trong quá trình đo. − Đo các chỉ tiêu:
• Đo dung tích sống thở chậm (SVC): h−ớng dẫn đối t−ợng hít vào, thở ra bình th−ờng bằng miệng khoảng 3 chu kỳ (sau khi đã ngậm ống thổi của máy và đã đ−ợc kẹp mũi). Tiếp theo h−ớng dẫn bệnh
nhân hít vào từ từ đến hết khả năng và thở ra từ từ tối đa. Đối t−ợng đ−ợc h−ớng dẫn hít vào thở ra hoàn toàn từ từ liên tục không thở nhanh, ngắt quãng (sau khi đã ngậm ống thổi của máy và đã đ−ợc kẹp mũi). Đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 đến 2 phút, lấy kết quả của lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhất.
• Đo dung tích sống thở mạnh (FVC): đối t−ợng đ−ợc h−ớng dẫn hít vào, thở ra bình th−ờng khoảng 3 chu kỳ (sau khi đã ngậm ống thổi của máy và đã đ−ợc kẹp mũi) rồi hít vào từ từ đến mức tối đa sau đó thở ra thật nhanh, mạnh và liên tục theo hết khả năng. Đo 3 lần chọn kết quả của lần đo đúng kỹ thuật nhất và có giá trị cao nhất.
• Các chỉ số thông khí phổi khác máy sẽ tự động tính toán và báo kết quả. − Đánh giá kết quả: Đối t−ợng nghiên cứu sẽ đ−ợc đo chức năng thông khí ít
nhất 03 lần và đồ thị biểu diễn l−u l−ợng thở phải đạt tiêu chuẩn, các trị số không chênh lệch quá 5% giữa các lần đo. Chúng tôi lấy kết quả cao nhất để đánh giá.
Hình 2: Đo chức năng thông khí ở đối t−ợng nghiên cứu
* Kỹ thuật làm test hồi phục phế quản và đánh giá kết quả.
Mục đích: Để chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn đ−ờng thở không hồi phục hoàn toàn (BPTNMT) với tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn (hen phế quản).
Chỉ định: áp dụng cho tất cả những đối t−ợng có rối loạn thông khí tắc nghẽn với giá trị của FEV1 < 80% SLT, chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%.
Các b−ớc thực hiện:
− Đo FEV1 tr−ớc test.
− Hít thở qua buồng đệm hoặc bằng máy khí dung với thuốc giãn phế quản kích thích β2 là Salbutamol liều 400 àg trong 6 phút.
− Để đối t−ợng nghỉ ngơi, sau 20 phút đo lại FEV1 lần 2. − Cách đánh giá kết quả test HPPQ
• Test HPPQ d−ơng tính: nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 > 200ml và/hoặc tăng ≥ 12%, chỉ số Gaensler ≥ 70%.
• Test HPPQ âm tính: nếu FEV1 lần 2 tăng hơn lần 1 < 200ml và/hoặc tăng <12% hoặc không tăng, chỉ số Gaensler < 70%.