* Một số điểm chung
− Một mẫu nghiên cứu gồm các đối t−ợng thăm dò ngắn hạn để nắm bắt các hiện t−ợng có mặt khi điều tra.
− Lợi ích của ph−ơng pháp này hạn chế vì chỉ tìm đ−ợc độ l−u hành của một quần thể trong một thời gian nhất định.
− Có thể là khởi đầu cho các ph−ơng pháp nghiên cứu dọc và nghiên cứu bệnh chứng.
− Có thể tìm đ−ợc mối liên quan với một nguyên nhân hay tìm giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh.
− Phải tiêu chuẩn hóa các khám xét và kỹ thuật thăm dò. Soạn thảo bộ câu hỏi: đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu.
Thăm khám bộ máy hô hấp: trình tự và tiêu chuẩn rõ ràng. Đo chức năng thông khí, các test về thông khí.
* Bảng câu hỏi
Qua tóm tắt ở trên cho ta thấy cơ sở và nền tảng của nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT là bảng câu hỏi để phỏng vấn. Các bảng câu hỏi có sẵn chú
trọng mô tả về các triệu chứng hô hấp nh−: ho, khạc đờm, khó thở, tiếng cò cử và những thông tin về hút thuốc, tiếp xúc khói, bụi nghề nghiệp. Loại bảng câu hỏi kinh điển, th−ờng đ−ợc sử dụng nhất gồm bảng câu hỏi của ATS (1978) và bảng câu hỏi của cộng đồng Than - Thép châu Âu (European Community for Coal and Steel - ECCS). Bảng câu hỏi gần đây nhất là của ECCS đ−ợc sửa đổi năm 1987 [18], [89].
* Phế dung kế
Sử dụng phế dung kế để đánh giá mức độ tắc nghẽn đ−ờng thở với những đối t−ợng đã đ−ợc chọn trong mẫu nghiên cứu tại cộng đồng. Tắc nghẽn đ−ờng thở theo cách đánh giá kinh điển là giảm FEV1 hoặc là chỉ số Gaensler (FEV1/FVC). Đo phế dung kế đ−ợc tiến hành ở tất cả các đối t−ợng tham gia nghiên cứu [27], [80], [151].
Ch−ơng 2
Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu