Ảnh h−ởng của khói bếp đến BPTNMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 110 - 112)

Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của BPTNMT cũng đã nhận thấy vai trò của khói của các nhiên liệu đốt sử dụng đun nấu nh− bếp củi, than tổ ong, rơm rạ, khí sinh học...đối với sự xuất hiện của BPTNMT ở những n−ớc phát triển [84], [94]. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu về ảnh h−ởng của yếu tố nguy cơ này đến tỉ lệ mắc BPTNMT ch−a có sự thống nhất giữa các nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc tiến hành ở hai huyện thuộc khu vực nông thôn của miền Bắc Việt Nam là huyện Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang và huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội, đây là khu vực dân c− mà chất đốt ng−ời dân dùng chủ yếu là than, củi... qua bảng câu hỏi phỏng vấn chúng tôi thấy số đối t−ợng nghiên cứu có tiếp xúc với khói bếp củi, bếp than (bảng 3.4)

≥ 30 năm chiếm tỉ lệ rất cao (62,5%).

Khi đánh giá ảnh h−ởng của tiếp xúc với khói bếp đến BPTNMT, với cách phân tích t−ơng tự nh− phân tích ảnh h−ởng của hút thuốc đối với BPTNMT, chúng tôi cũng nhận thấy tỉ lệ mắc các triệu chứng hô hấp ở nhóm tiếp xúc với khói bếp cao hơn so với nhóm không tiếp xúc nh−ng sự so sánh này không có ý nghĩa thống kê, đối với triệu chứng ho (OR = 2,4, 95%CI [0,5 - 21,9]), triệu chứng khạc đờm (OR = 3,6, 95%CI [0,5 - 152,1]), triệu chứng khó thở (OR = 4,4, 95%CI [0,7 - 185,9]) (bảng 3.15). Khi phân tích ảnh h−ởng của khói bếp (củi, than..) lên tỉ lệ mắc BPTNMT (bảng 3.16) chúng tôi thấy các đối t−ợng có tiếp xúc với khói bếp th−ờng xuyên ≥ 30 năm cao gấp 3,7 lần so với đối t−ợng không tiếp xúc hoặc tiếp xúc với khói bếp d−ới 30 năm. Tuy nhiên khi phân tích dựa vào mô hình phân tích đa biến khi đó các yếu tố nhiễu nh− khói thuốc, tiếp xúc bụi, tuổi, giới đ−ợc khống chế bằng

nhau thì không thấy có mối liên quan giữa tiếp xúc với khói bếp ≥ 30năm với tỉ lệ mắc BPTNMT (bảng 3.18) (OR = 1,1; 95%CI [0,3 - 3]).

Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong và ngoài n−ớc. Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (2006) nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở một số tỉnh và thành phố khu vực phía bắc cũng nhận thấy ảnh h−ởng của khói bếp đến mắc BPTNMT ch−a rõ ràng [4].

Matheson và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 1.232 đối t−ợng cũng nhận thấy không có sự liên quan giữa tiếp xúc với khói bếp với tỉ lệ mắc BPTNMT [86].

Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi khi hỏi về tiền sử tiếp xúc với khói bếp, các đối t−ợng nghiên cứu khó nhớ đ−ợc chính xác thời gian đun bếp củi, than…(mà chỉ −ớc l−ợng), bên cạnh đó còn không tính đ−ợc mức độ tiếp xúc vì sẽ có thời gian các đối t−ợng tiếp xúc nhiều, có thời gian tiếp xúc ít.

ảnh h−ởng của tiếp xúc với khói bếp đến BPTNMT còn phải tính đến tình trạng thông thoáng khí của khu vực nhà bếp. Vì vậy đánh giá mối liên quan giữa tiếp xúc với khói bếp và BPTNMT trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế và cần thiết phải tiến hành trên phạm vi rộng hơn.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho kết quả thấy tiếp xúc khói bếp là yếu tố nguy cơ của BPTNMT [16], [106], [111].

Nghiên cứu của Rodolfo và CS (1996) trên các bệnh nhân mắc BPTNMT là nữ nhận thấy ở những đối t−ợng nữ nhiều tuổi có điều kiện kinh tế xã hội thấp, có tiền sử tiếp xúc với khói bếp có tỉ lệ mắc BPTNMT cao hơn [111].

Albalak R và CS (1999) thực hiện nghiên cứu về ảnh h−ởng của khói bếp đối với tình trạng xuất hiện các triệu chứng hô hấp tại 2 làng ở Bolivia nhận thấy ở làng đun nấu trong nhà có tỉ lệ mắc các triệu chứng hô hấp cao hơn (22%) so với làng đun nấu bên ngoài nhà (13%) [16].

Một nghiên cứu dọc kéo dài trong 10 năm trên 481 phụ nữ ở Mexico cho kết quả là những phụ nữ tiếp xúc với khói bếp có nguy cơ mắc BPTNMT t−ơng tự nh− những đối t−ợng hút thuốc [106].

ảnh h−ởng của tiếp xúc với khói bếp đến BPTNMT cũng đã đ−ợc đặt ra ở các n−ớc phát triển, nghiên cứu của Orozco - Levi và CS ở Barcelona (2003) về mối liên quan giữa khói bếp củi, bếp than với BPTNMT trên 120 phụ nữ điều trị nội trú tại bệnh viện vì đợt cấp BPTNMT theo ph−ơng pháp bệnh chứng, các tác giả nhận thấy có mối liên quan giữa tiếp xúc với khói bếp và BPTNMT (OR = 1,8 đối với khói bếp củi, OR = 1,5 đối với khói bếp than, OR = 4,5 đối với tr−ờng hợp tiếp xúc với cả 2 yếu tố), sau khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác nh− tuổi và hút thuốc [97].

Với hoàn cảnh kinh tế ở đất n−ớc ta hiện nay đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà việc sử dụng đun bếp bằng củi, bằng than là hiện t−ợng phổ biến. Để giảm bớt ảnh h−ởng của khói bếp đối với ng−ời sử dụng cần phải quan tâm đến yếu tố thoáng khí, trong khu vực bếp có ống khói hoặc có đ−ờng thoát khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 110 - 112)