Ảnh h−ởng của bụi nghề nghiệp đến BPTNMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 112 - 114)

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đề cập đến yếu tố phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp đến nguy cơ mắc BPTNMT. Tuy nhiên vì địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là ở khu vực nông thôn, các đối t−ợng chủ yếu là làm nông nghiệp nên chỉ có 38/2005 đối t−ợng tham gia vào nghiên cứu có phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp, trong đó chỉ có 05 đối t−ợng mắc BPTNMT có tiền sử phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp ≥ 20 năm (03 bệnh nhân là công nhân mỏ than, 02 bệnh nhân là công nhân nhà máy xi măng, các công nhân có tham gia trực tiếp sản xuất và tiếp xúc th−ờng xuyên với bụi). Khi so sánh tìm hiểu mối liên quan giữa phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp với tỉ lệ mắc BPTNMT thì chúng tôi thấy không có sự liên quan giữa BPTNMT với tiếp xúc bụi nghề nghiệp với OR = 0,8; 95%CI [0,002 - 5,0] (bảng 3.17), nh−ng do trong nghiên cứu của chúng tôi các đối t−ợng có tiếp xúc với bụi nghề nghiệp quá ít nên kết quả không cho phép kết luận về mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ này với BPTNMT. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng tỏ đ−ợc rằng phơi nhiễm bụi nghề nghiệp cũng là một yếu tố nguy cơ của BPTNMT.

Nông Văn Đồng và cộng sự (1996) trong nghiên cứu về tình hình mắc bệnh VPQMT trong công nhân ngành xây dựng đã nhận thấy bụi nghề nghiệp có ảnh h−ởng đến tỉ lệ mắc VPQMT khi nồng độ bụi v−ợt quá tiêu chuẩn cho phép 5 lần [6].

Theo Senthilselvan và cộng sự (1997), những công nhân chăn nuôi lợn và tiếp xúc với bụi ngũ cốc có suy giảm CNTK hàng năm cao hơn so với nhóm chứng. Trong đó FEV1 giảm 26,1ml/năm, FVC giảm 33,5 ml/năm và

FEF 25-75% giảm 42 ml/năm [117].

Chu Thị Hạnh (2007) tiến hành nghiên cứu về BPTNMT trên các đối t−ợng là công nhân của 5 nhà máy công nghiệp ở Hà Nội nhận thấy những công nhân công tác tại các phân x−ởng sản xuất có tiếp xúc với bụi có biểu hiện các triệu chứng hô hấp tăng nhiều hơn ở nhóm công nhân không tiếp xúc với bụi [7].

Theo Niven M và cộng sự (1997), những công nhân dệt tuổi trên 45 tiếp xúc với bụi bông có nguy cơ mắc VPQMT cao gấp 2,51 lần so với nhóm công nhân khác với 95% CI [1,3 - 4,9]), sau khi đã hiệu chỉnh đối với các yếu tố nguy cơ khác nh− tuổi, giới tính, hút thuốc và quê quán [96].

Ulvestad và cộng sự (2001) nhận thấy công nhân đào đ−ờng hầm tiếp xúc th−ờng xuyên với bụi thì mức độ giảm FEV1 nhanh hơn so với những ng−ời không tiếp xúc [137].

Laraqui Hossini và cộng sự (2001) nhận thấy 55,6% công nhân sản xuất xi măng tiếp xúc với bụi (với nồng độ bụi v−ợt quá tiêu chuẩn cho phép 4 lần), có biểu hiện của các triệu chứng ho, khạc đờm. Còn nhóm không tiếp xúc thì chỉ có 13,3%. Tỉ lệ mắc VPQMT ở nhóm tiếp xúc là 29,3% còn ở nhóm không tiếp xúc là 9,6% (p < 0,001) [73].

Matheson M và cộng sự (2005) đã nghiên cứu trên 1.232 đối t−ợng và nhận thấy những ng−ời tiếp xúc th−ờng xuyên với bụi sinh học có nguy cơ mắc viêm phế quản mạn (OR 3,19; 95%CI [1,27 - 7,97]); giãn phế nang (OR 3,18; 95%CI

[1,41 - 7,1]) và BPTNMT (OR 2,70, 95%CI [1,39 - 5,23]) cao hơn các đối t−ợng không tiếp xúc. Ng−ợc lại các tác giả không thấy có sự liên quan giữa tiếp xúc bụi vô cơ (OR 1,13; 95%CI [0,57 - 2,27]) và tiếp xúc khói/khí (OR 1,63,; 95%CI [0,83 - 3,22]) với tỉ lệ mắc BPTNMT [86].

Chan - Yeung và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 1.932 công nhân nhà máy giấy ở Powell River ở Colombia và nhận thấy rằng các công nhân tiếp xúc với bụi gỗ có mức độ giảm chức năng thông khí một cách đáng kể so với nhóm các công nhân khác [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)