Cận lâm sàng trong BPTNMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 49 - 54)

* Thăm dò chức năng hô hấp

- Chức năng thông khí

Đo CNTK đ−ợc coi là cách đánh giá khách quan tắc nghẽn l−u l−ợng thở và là chìa khoá để chẩn đoán và theo dõi BPTNMT. Để giúp phát hiện

bệnh ở giai đoạn sớm cần đo CNTK cho tất cả các đối t−ợng có ho và khạc đờm mạn tính hoặc ngay cả khi không có triệu chứng nh−ng có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Đây là ph−ơng pháp tốt nhất để phát hiện sớm, đánh giá mức độ nặng và theo dõi tiến triển của bệnh. Mặt khác CNTK còn có lợi ích để theo dõi tiến triển lâm sàng cũng nh− đánh giá đáp ứng điều trị và tiên l−ợng ở bệnh nhân BPTNMT. Khi FEV1 giảm xuống < 1 lít thì chỉ có khoảng 50% số bệnh nhân sống thêm trên 5 năm [18], [35], [51].

ở bệnh nhânBPTNMT đo CNTK có thể thấy những thay đổi sau:

− FEV1 giảm, mức độ giảm tuỳ theo mức độ nặng của bệnh.

− Dung tích sống thở mạnh (FVC) giai đoạn đầu có thể bình th−ờng nh−ng sẽ giảm khi bệnh tiến triển nặng.

− Dung tích sống thở chậm (SVC) chính xác hơn FVC vì không bị hạn chế bởi áp lực động của đ−ờng hô hấp.

− Tỉ số FEV1/FVC th−ờng < 70% nh−ng ở giai đoạn nặng của bệnh FEV1 và FVC cùng giảm, lúc này tỉ số này sẽ không phản ánh đúng mức độ bệnh nên tỉ số th−ờng đ−ợc dùng là FEV1/VC [27].

− L−u l−ợng tối đa giữa kỳ thở ra FEF25 - 75% (MMEF) phản ánh sớm chức năng của đ−ờng thở nhỏ.

− Đo thể tích khí cặn: trong BPTNMT nhiều bệnh nhân bị RLTK hỗn hợp là do KPT chiếm −u thế, nên RV (thể tích khí cặn) tăng lên. RV th−ờng tăng rõ trong týp A của BPTNMT.

− Khảo sát đ−ờng cong l−u l−ợng thể tích: đ−ờng cong l−u l−ợng thể tích giúp xác định vị trí tắc nghẽn đ−ờng thở, nếu giảm phần xa của đ−ờng biểu diễn thở ra là tắc nghẽn đ−ờng thở nhỏ, nếu giảm toàn bộ đ−ờng biểu diễn thở ra là tắc nghẽn cả đ−ờng thở lớn và đ−ờng thở nhỏ.

- Khả năng khuyếch tán khí CO (DLCO)

Khả năng khuyếch tán khí CO giảm ở những bệnh nhân có giãn phế nang nặng do phế nang bị phá huỷ và giảm l−ới mao mạch phế nang. ở những bệnh nhân có mức độ giãn phế nang nhẹ thì phép đo này có độ nhạy thấp do vẫn còn khả năng bù [152].

- Khí máu động mạch

Thiếu oxy máu chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển lâu ngày và FEV1 giảm < 50% so với trị số lý thuyết. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy khi FEV1 < 1,5 lít thì bắt đầu có giảm của PaO2 còn PaCO2 tăng khi FEV1 < 1 lít [46], [56], [152]. ở giai đoạn cuối của bệnh, thông khí phế nang sẽ giảm toàn bộ do đó PaCO2 tăng nhiều, khí máu của bệnh nhân sẽ nặng lên nhiều ở các đợt cấp của bệnh [127].

* Chẩn đoán hình ảnh + X-quang phổi chuẩn

Trong bệnh lý BPTNMT, X-quang phổi chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán xác định, tuy nhiên X-quang phổi cho phép loại trừ các bệnh phổi khác mà có triệu chứng lâm sàng t−ơng tự nh− BPTNMT. X-quang phổi có vai trò trong theo dõi và chẩn đoán các biến chứng của bệnh. ở những bệnh nhân BPTNMT mức độ nhẹ và trung bình thì X-quang phổi th−ờng bình th−ờng, X-quang phổi trong BPTNMT khi có tắc nghẽn nặng hoặc KPT kết hợp thì có các hình ảnh bệnh lý sau [56], [127], [152]:

− Hình ảnh phổi bẩn: 20 - 40% bệnh nhân BPTNMT biểu hiện hội chứng phế quản và/hoặc hội chứng phế nang rõ ở 2 nền phổi tạo nên hình ảnh phổi bẩn (dirty lung).

− Hình ảnh giãn phế nang: biểu hiện bằng tam chứng kinh điển - hình ảnh căng giãn phổi (over inflation), giảm mạng l−ới mạch máu phổi (Oligemia), sự hiện diện của các bóng khí (bullae) và hình ảnh vòm hoành hai bên phẳng và không đều (a flat and irregular diaphragm).

+ Hình ảnh mạch máu

− Động mạch phổi ngoại vi th−a thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp với hình căng giãn phổi.

− Hình ảnh động mạch phổi tăng nét đậm: mạch máu nhìn rất rõ, bờ không đều rất khó xác định mà ta gọi là phổi bẩn.

− Dấu hiệu tim mạch (TALĐMP): đ−ờng kính động mạch phổi thuỳ d−ới bên phải to ra - chỉ số Johnson - Wood ≥ 16 mm, cung d−ới phải rộng ra, mỏm tim hếch lên.

+ Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính với độ phân giải cao (HRCT), lớp cắt mỏng 1 - 2 mm có lợi ích lớn để xác định vị trí, diện tích, mức độ nặng của KPT. Ph−ơng pháp này có độ đặc hiệu cao để chẩn đoán KPT khi phim phổi chuẩn hoặc các chỉ tiêu phế dung kế vẫn còn bình th−ờng, ngoài ra còn có thể phát hiện đ−ợc giãn phế quản kết hợp với BPTNMT [56], [152].

− Viêm phế quản mạn tính: hình ảnh dày thành phế quản.

− Giãn phế nang thể trung tâm tiểu thuỳ: nhiều vùng tròn có tỉ trọng thấp tập trung ở các tiểu thùy phổi, đ−ờng kính vài mm (<1cm) bao xung quanh bởi nhu mô phổi bình th−ờng, chủ yếu là tổn th−ơng thuộc thùy trên của phổi.

− Giãn phế nang cạnh vách: là một dạng ngoại vi của giãn phế nang thể trung tâm tiểu thuỳ. Các vùng giảm tỉ trọng phân bố ở vùng d−ới màng phổi, cạnh các vách giữa các tiểu thuỳ và mạng mạch máu phổi. Thể này dễ phát triển thành bóng khí và biến chứng tràn khí màng phổi.

− Giãn phế nang thể toàn tiểu thuỳ: sự phá huỷ các tiểu thuỳ phổi đồng đều tạo ra hình ảnh “phổi đen” đồng nhất, hệ thống mạch máu nghèo nàn. Tổn th−ơng phân bố lan tỏa tập trung chủ yếu ở thùy d−ới của phổi.

− Bóng khí: có đ−ờng kính trên 1cm, thành mỏng, có vùng không có mạch máu. Các bóng khí này th−ờng có xu h−ớng tập trung ở thùy d−ới của phổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Tăng áp lực động mạch phổi: hình ảnh xén tỉa mạch máu, giãn động mạch phổi, hình giảm tỉ trọng dạng khảm.

* Định l−ợng α1- antitrypsin trong máu

Sự thiếu hụt alen ZZ của α1 - AT và của α1 - protease inhibitor (α1- PI) là yếu tố di truyền trong BPTNMT. Ng−ời ta thấy rằng ở những ng−ời Bắc Âu sự thiếu hụt nặng của các enzym ức chế protease này th−ờng phối hợp với sự xuất hiện sớm của tình trạng giãn phế nang ở những ng−ời không hút thuốc. Còn ở những ng−ời hút thuốc thì sự thiếu hụt α1 - PI sẽ dẫn đến tình trạng giãn phế nang nặng [93], [152]. Nguy cơ mắc BPTNMT sẽ tăng ở những ng−ời có thiếu hụt nồng độ các enzym trên ở mức trung bình (cá thể dị hợp tử và những cá thể có kiểu hình hỗn hợp).

* Xét nghiệm hồng cầu máu

Bệnh nhân BPTNMT có sự giảm oxy ngắt quãng lúc ngủ hoặc lúc hoạt động là yếu tố thúc đẩy tăng sinh hồng cầu. Nhiều nghiên cứu nhận thấy sự bão hoà oxy máu lúc ngủ giảm d−ới 80% thì sẽ thấy có hiện t−ợng tăng sinh hồng cầu [152].

* Điện tâm đồ

− Trục QRS quay phải do phì đại và giãn thất phải. Trục sóng P quay phải do giãn nhĩ phải.

− Sóng P phế cao nhọn ở các chuyển đạo DII, III, aVF.

− Block nhánh phải hoàn toàn hoặc không hoàn toàn khi có giảm oxy máu.

− ĐTĐ của TPM: Sóng R hay R' cao hơn hay bằng sóng S ở V1. Sóng R bé hơn sóng S ở V6. Trục QRS quay phải lớn hơn +1800 mà không có block nhánh phải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang (FULL) (Trang 49 - 54)