Nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT đang đ−ợc là lĩnh vực quan tâm của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT th−ờng đ−ợc thực hiện theo ph−ơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tỉ lệ mắc bệnh đ−ợc tính dựa trên cơ sở nghiên cứu trên một nhóm đối t−ợng đại diện cho quần thể chung. Nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT gặp khó khăn trong ph−ơng pháp chọn mẫu, sự tham gia của đối t−ợng nghiên cứu, đòi hỏi sự chính xác của kỹ thuật đo chức năng thông khí và chi phí cho nghiên cứu cao.
Các nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT trên thế giới đã đ−ợc thực hiện với nhiều cách tiếp cận chẩn đoán rất khác nhau, chẩn đoán BPTNMT có thể dựa vào sự khai báo của bệnh nhân, dựa vào chẩn đoán của các bác sĩ, dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc dựa vào kết quả đo chức năng thông khí có hoặc không phối hợp với thăm khám lâm sàng. Cùng với sự không thống nhất về cách tiếp cận chẩn đoán, các quốc gia còn có sự khác nhau về địa d−, điều kiện khí hậu, môi tr−ờng, văn hóa do vậy kết quả về tỉ lệ mắc BPTNMT theo các nghiên cứu là rất khác nhau. Điều này dẫn đến có sự chênh lệch đôi khi khá lớn về tỉ lệ mắc bệnh giữa các quốc gia và khó khăn trong đánh giá đ−ợc hình ảnh thật của gánh nặng bệnh tật của BPTNMT trên thế giới.
Halbert và CS (2006) đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT đ−ợc đăng tải trong thời gian từ năm 1990 - 2004, gồm có 37 nghiên cứu về tỉ lệ mắc BPTNMT tại 28 quốc gia trên thế giới, trong số này có 26 nghiên cứu chẩn đoán xác định bệnh bằng sử dụng ph−ơng pháp đo CNTK có hoặc không phối hợp với thăm khám lâm sàng, 07 nghiên cứu dựa vào sự
khai báo của bệnh nhân và 04 nghiên cứu dựa vào chẩn đoán của bác sĩ. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh của kết quả đo CNTK cũng khác nhau giữa các nghiên cứu, 13 nghiên cứu dựa vào các tiêu chuẩn của GOLD, ATS (2 nghiên cứu), BTS (2 nghiên cứu) còn lại là dựa vào các tiêu chuẩn không theo quy định và rất khác nhau. Qua phân tích các nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy tỉ lệ mắc BPTNMT khác nhau theo địa d−, khác nhau theo ph−ơng pháp sử dụng để chẩn đoán và dao động từ 0,23% - 18,3% [55].
Nghiên cứu về tỉ lệ mắc BPTNMT ở Copenhagen tiến hành trên 12.698 đối t−ợng từ 20 - 90 tuổi, sử dụng các triệu chứng hô hấp làm tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh có tới 10,1% (12,5% nam giới và 8,2% nữ giới) mắc BPTNMT, còn chẩn đoán dựa vào kết quả đo CNTK (với tiêu chuẩn rối loạn thông khí tắc nghẽn: FEV1/FVC < 70% và FEV1 < 60% SLT) thì chỉ có 3,7% số ng−ời ở quần thể đó mắc bệnh [72].
Jan Zielinski và CS (2001) khi tiến hành đo chức năng thông khí cho 10.027 đối t−ợng trên 39 tuổi và có tiền sử hút thuốc lá trên 10 bao/năm đã phát hiện đ−ợc 24,3% các đối t−ợng có RLTKTN, trong đó rối loạn tắc nghẽn mức độ nhẹ là 9,3%, mức độ trung bình là 9,6% và 5,2% là mức độ nặng [63].
Buffel và CS (2004) so sánh vai trò của CNTK với bộ câu hỏi ngắn về các triệu chứng hô hấp trong việc phát hiện BPTNMT nhận thấy việc sử dụng CNTK để chẩn đoán sớm BPTNMT là rất hữu ích. Với việc sử dụng kết quả của đo CNTK để chẩn đoán BPTNMT có thể phát hiện đ−ợc gấp đôi số bệnh nhân mắc BPTNMT so với cách phát hiện bệnh chỉ dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân [27].
Willson Davis (2005) thực hiện nghiên cứu thuần tập trên 2.501 ng−ời từ 18 tuổi trở lên có tiền sử hút thuốc ở miền nam châu úc và nhận thấy tỉ lệ mắc BPTNMT thay đổi tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán: ATS (5,4%), BTS (3,5%), ERS (5,0%), GOLD (5,4%) [142].
Viegi G nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trên 1.727 đối t−ợng từ 25 tuổi trở lên ở miền Bắc Italia bằng ph−ơng pháp thu thập các triệu chứng hô
hấp và đo CNTK. Tác giả nhận thấy nếu sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau thì tỉ lệ mắc bệnh dao động một cách đáng kể [138].
Các tiêu chuẩn để đánh giá hạn chế l−u l−ợng thở đ−ợc các Hiệp Hội Hô hấp của các quốc gia và các khu vực trên thế giới đ−a ra khác nhau [18], [93], [138]. Do ch−a có sự thống nhất về tiêu chuẩn đánh giá tắc nghẽn l−u l−ợng thở dẫn đến tỉ lệ mắc BPTNMT của các nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT cũng khác nhau rõ rệt. Bản h−ớng dẫn của GOLD (2003) đề nghị lấy tiêu chuẩn chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) sau test HPPQ < 70% để chẩn đoán xác định bệnh và dựa vào mức độ của chỉ số FEV1% để phân loại giai đoạn bệnh. Năm 2004, ERS và ATS cũng đã chấp nhận tiêu chuẩn này [34]. Chỉ số Gaensler là số đo khá nhạy để đánh giá tình trạng tắc nghẽn khi chỉ số FEV1 còn bình th−ờng, lúc bệnh ở giai đoạn nhẹ. ở giai đoạn này th−ờng không có biểu hiện lâm sàng, vì vậy bệnh nhân đã không đ−ợc phát hiện kịp thời. Chính vì vậy −u điểm của điều tra dịch tễ học với việc sử dụng CNTK để chẩn đoán BPTNMT là có thể phát hiện đ−ợc bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, khi mà can thiệp điều trị còn có hiệu quả.
Dựa trên những hiểu biết về các kinh nghiệm của những nghiên cứu đi tr−ớc, tránh bỏ sót một số l−ợng đối t−ợng mắc BPTNMT không đ−ợc chẩn đoán, trong nghiên cứu này chúng tôi đã phối hợp giữa thu thập thông tin về tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, biểu hiện của các triệu chứng hô hấp bằng bộ câu hỏi chuẩn, phối hợp với thăm khám lâm sàng, kết quả đo chức năng thông khí với chỉ số Gaensler sau test HPPQ < 70% và chụp X - quang phổi để chẩn đoán xác định mắc BPTNMT.