Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 46 - 49)

1.6.2.1. Năng lực quản lí của người TTCM

TTCM vừa là GV vừa là cán bộ quản lí trực tiếp. Vì vậy, hiệu quả quản lí HĐDH của TTCM trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lí và nghệ thuật quản lí của người “thủ lĩnh”. TTCM cũng cần phải có những biện pháp quản lí linh hoạt, mềm dẻo cho thích ứng với đối tượng học sinh đang trong giai đoạn hình thành nhân cách. .

Để quản lý tốt HĐDH của GV, TTCM phải có tri thức về chuyên môn, nắm vững nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học; có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của từng GV.

TTCM tham gia các chuyên đề giảng dạy, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học.

TTCM là cấp quản lí cơ sở, quản lí trực tiếp HĐDH của GV và HS; là người đại diện cho tiếng nói của khối chuyên môn vì vậy phải có năng lực sư phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định

41

hướng, kỹ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác. TTCM là người tự tin dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới, là trung tâm đoàn kết của các thành viên trong tổ. Người TTCM phải mệt mài trong tư duy, sáng tạo trong hành động mới phát huy hiệu quả trong quản lý HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.6.2.2. Biện pháp quản lí của người TTCM

* Biện pháp

Theo từ điển Tiếng Việt do nhóm biên soạn Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu Anh Tuấn, Quang Úy, Quang Minh – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Hà Nội – 2005.

Biện pháp: Cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích. Biện pháp tích cực là phòng bệnh, bất đắc dĩ mới chữa bệnh.

Biện pháp: Hành động có cơ sở pháp lý hay dựa trên một quyền lực. * Biện pháp quản lý

Là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.

* Biện pháp quản lý của TTCM đối với hoạt động của tổ chuyên môn

Để quản lí hoạt động của tổ chuyên môn, TTCM có thể sử dụng các biện pháp sau:

Quản lí kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. Quản lí nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

Quản lí việc thực hiện nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Quản lí việc tự học, tự bồi dưỡng GV của tổ chuyên môn.

Quản lí việc tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp của tổ chuyên môn. Quản lí việc sử dụng thiết bị, ĐDDH của GV

42

TTCM giỏi là người biết chèo lái con thuyền của tổ chuyên môn đi đúng hướng và đi bằng con đường ngắn nhất. TTCM giỏi sẽ biết đề ra các biện pháp quản lí hiệu quả, giúp cho các tác động quản lí phát huy được mọi nguồn lực GD và đảm bảo các HĐDH đạt được mục tiêu.

Biện pháp quản lí chính là yếu tố then chốt quyết định đến hướng đi và hiệu quả dạy học của nhà trường. Bởi một nhà trường dù có đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đủ CSVC và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhưng hiệu quả GD vẫn có thể không cao nếu như biện pháp quản lí của BGH (mà trực tiếp là TTCM) không phù hợp, không đúng hướng, không thực tế và đặc biệt không kích thích được động lực làm việc, cống hiến của GV trong công tác GD học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí, quản lí GD, quản lí trường học, quản lí trường TH, chúng ta nhận thấy: GD-ĐT khẳng định vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Trong đó, HĐDH đóng vai trò then chốt. Một trong những mục đích phát triển GD của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng với yêu cầu tình hình mới khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường TH nói riêng, theo chức năng nhiệm vụ của mình, người TTCM giữ vai trò quản lí trực tiếp trong việc chỉ đạo, quản lí HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Để nâng cao chất lượng GD nói chung, chất lượng dạy học nói riêng, đòi hỏi người TTCM phải nhận biết vị trí, chức năng của mình; nắm vững kiến thức lí luận về quản lí, lí luận quản lí dạy học. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp quản lí tốt nhất, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thực tế nhà trường; vận dụng sáng tạo trong quản lí HĐDH thực hiện đạt mục tiêu cấp học.

43

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA

TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY – HÀ NỘI

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)