Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 85 - 88)

độ cho GV; phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho HS

3.2.1.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của biện pháp

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã xác định “GV là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh”. Bởi vì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho HS. Vì vậy Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng chỉ rõ “ Xây dựng đội ngũ GV tạo động lực cho người dạy và người học”. Điều 80 luật GD đã quy định về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuẩn hoá đội ngũ GV

“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ”.

Trong mỗi nhà trường, GV là lực lượng quyết định thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng GD của nhà trường. Vì vậy, trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ GV là yếu tố mang tính quyết định chất lượng dạy học và thương hiệu của nhà trường.

Nghị quyết đại hội đại biểu Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ “Đổi mới phương pháp GD - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS nhất là sinh viên đại học”.

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học để xây dựng đội ngũ GV có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện

80

mục tiêu kế hoạch đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức thường xuyên phấn đấu, để có tay nghề vững vàng, trở thành người GV giỏi toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.1.2. Mục tiêu cần đạt: Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV, tạo động lực cho người dạy và người học, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo HS

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học, của từng tháng học cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện chuyên đề phương pháp dạy học từng tháng, thi GV dạy giỏi để nâng cao trình độ cho GV và phát huy năng lực tư duy sáng tạo trong học tập cho HS. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV phải được triển khai thành một nội dung chính trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, hàng tháng của tổ chuyên môn và các thành viên trong tổ.

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV phải được thể chế hoá bằng các nội dung cụ thể:

Đăng kí soạn giáo án điện tử. Đăng ký hội giảng hoặc thi GV dạy giỏi. Dự đầy đủ các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do trường hoặc phòng GD tổ chức.

Kiểm tra hồ sơ của GV mỗi tháng một lần, có xếp loại để đánh giá thi đua trong GV.

Dự giờ báo trước cho GV hoặc dự đột xuất mỗi tháng ít nhất một tiết. Nhà trường tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng mời các chuyên gia, chuyên viên về giảng dạy phổ biến kinh nghiệm hoặc nói chuyện chuyên đề.

Để tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho GV có hiệu quả, các tổ chuyên môn (đứng đầu là tổ trưởng) tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ GV hàng năm theo các mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để từ đó xác định yêu cầu, nội dung cần bồi dưỡng đối với từng GV.

81

BGH chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn về nội dung sinh hoạt tổ, TTCM triển khai nội dung ở tổ của mình, báo cáo thực hiện về nội dung chương trình. Duy trì dự giờ, hội giảng, dự chuyên đề để bồi dưỡng tay nghề và năng lực sư phạm cho GV. Qua đó góp ý về những mặt yếu của GV: nội dung, kiến thức, phương pháp GD, năng lực tổ chức, điều khiển, quản lý một giờ dạy để nâng cao trình độ cho GV.

TTCM tham mưu với BGH tổ chức cho GV tham dự các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do trường, Phòng GD tổ chức.

TTCM hỗ trợ thành viên trong khối tự soạn giáo án điện tử, học thêm về CNTT, tự làm thêm các ĐDDH.

TTCM tham mưu với BGH tổ chức cho GV tham gia các cuộc thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp quận, cấp thành phố nhằm tạo ra sự thi đua về chuyên môn tích cực, lành mạnh, thông qua đó GV được cọ sát về chuyên môn, về phương pháp dạy học và xử lý tình huống trong dạy học. Đây cũng là diễn đàn nâng cao chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh toàn diện của người GV.

Tổ chức cho GV sử dụng ĐDDH hiện đại; lên lịch, xếp phòng tập sử dụng ĐDDH. Bởi vì đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các ĐDDH trong nhà trường. BGH nhà trường khuyến khích GV có thói quen sử dụng ĐDDH đúng lúc, đúng chỗ và sử dụng có hiệu quả, nhất là biết sử dụng các phương tiện ĐDDH hiện đại. Nhà trường khuyến khích GV tự làm ĐDDH hỗ trợ thêm cho quá trình giảng dạy.

Tổ chức bồi dưỡng GV làm quen với các hình thức tổ chức dạy học, biết phát huy tính tích cực và tạo điều kiện cho HS tham quan thực địa, thực hành theo nhóm trên lớp.

Tổ chuyên môn xây dựng một số bài giảng mẫu, thống nhất về chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó, chỉ đạo tổ dạy thử nghiệm, dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả, trao đổi rút kinh nghiệm để mở rộng đại trà.

82

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm, khen thưởng những GV tiên phong trong đổi mới phương pháp dạy học, động viên GV viết SKKN, trao đổi kinh nghiệm với cá nhân và tập thể, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai năm học tiếp theo.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 85 - 88)