Biện pháp 3:TTCM đổi mới và tăng cường kiểm tra đánh giá HĐDH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 91 - 94)

nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS; TTCM chú trọng đến công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém trong tổ chuyên môn

3.2.3.1. Cơ sở đề xuất và ý nghĩa của biện pháp

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình GD. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường đối với bản thân HS để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Qua kiểm tra đánh giá, biết được mức độ nắm bắt kiến thức kỹ năng, thái độ học tập của HS so với yêu cầu kiến thức chuẩn của chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó giúp TTCM và GV có thông tin nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về đối tượng. Từ đó có biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều chỉnh uốn nắn kịp thời.

Còn đối với HS, thông qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập giúp các em biết được kết quả học tập, mức độ rèn luyện của bản thân. Biết tự đánh giá mình so với yêu cầu học tập và so sánh đánh giá với bạn bè. Từ đó HS có động cơ vươn lên trong học tập.

Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi HS phải trải qua một quá trình GD bao gồm các mặt GD trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ. Đánh giá chất lượng học tập các môn học của HS thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu học tập đã đặt ra trong quá trình GD ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét năng lực trí tuệ mà HS đã đạt được sau mỗi giai đoạn học tập.

Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS tạo động lực để đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới đánh giá xếp loại HS phải căn cứ và bám sát vào mục tiêu đào tạo và chương trình học. Hình thức ra đề kiểm tra cũng phải thực hiện đổi mới có kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan,

86

có yêu cầu cao hơn về khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành, đặc biệt quan tâm đến khả năng độc lập, tư duy sáng tạo của HS, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh HĐDH, để GV điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy và TTCM lên kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng HS, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo HS theo mục tiêu GD.

- Năm học 2006 – 2007, Bộ GD- ĐT phát động cuộc vận động “Hai không” nhằm siết chặt trật tự kỷ cương trong ngành, môi trường sư phạm đã được cải thiện, ý thức học tập của HS đã nghiêm túc hơn, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS toàn ngành có nhiều đổi mới và tiến bộ. Năm học 2008 – 2009, cuộc vận động “Hai không” được tiếp tục triển khai quyết liệt với các nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”.

Kết quả chất lượng học tập phản ánh chất lượng thực tế của HS và việc đổi mới kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ cần tiếp tục được quan tâm sâu sát trong các nhà trường TH quận Cầu Giấy – Hà Nội.

3.2.3.2. Mục tiêu cần đạt: Làm cho GV nhận thức được cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá HS. Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp GV điều chỉnh lại phương pháp dạy học, giúp TTCM lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng HS.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đổi mới về tư duy, tiếp tục nâng cao nhận thức về chất lượng thực của học tập là đòi hỏi tất yếu của xã hội, mỗi cán bộ quản lý, mỗi GV và từng cha mẹ HS. Từ đó hiểu rõ mục đích ý nghĩa của công tác kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở đó thực hiện nghiêm túc, trung thực, khách quan sẽ tạo động lực thúc đẩy dạy và học.

87

- TTCM chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá trong tổ chuyên môn, đảm bảo các khâu ra đề, kiểm tra, công tác chấm chữa, công tác coi thi nghiêm túc.

a/ Đảm bảo các tiêu chí đánh giá:

Đánh giá được toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS.

Phải đảm bảo độ tin cậy: có tính chính xác, trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS.

Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức đánh giá phải phù hợp với đối tượng HSTH, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu môn học.

Phải đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, năng lực HS, phân hoá càng rộng càng tốt.

Phải đảm bảo giá trị, hiệu quả cao: Đánh giá được, đúng tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra.

- Xây dựng các quy định về ra đề, kiểm tra, coi thi, chấm chữa:

Thiết kế đề kiểm tra đánh giá HS theo hướng đổi mới. Đề kiểm tra phải đảm bảo mối quan hệ giữa tư duy trong phạm vi kiến thức kỹ năng, phù hợp tình hình cụ thể từng môn học và điều kiện thực tế, phù hợp với tỉ lệ % hình thức trắc nghiệm khách quan, hay tỉ lệ tự luận.

Không được ra đề tuỳ hứng hoặc đánh đố thách thức HS vì không phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Đề kiểm tra phải đảm bảo bí mật, khoa học, phân loại các đối tượng HS, có thang điểm đánh giá chuẩn.

Phải đảm bảo tổ chức coi thi, chấm bài kiểm tra nghiêm túc, khách quan, trung thực.

TTCM thiết kế đề kiểm tra hợp lí, sát với trình độ HS, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra dưới nhiều hình thức để GV tham khảo và sử dụng làm bài.

88

GD học sinh thực hiện tốt nề nếp: hình thành và lưu trữ đề bài kiểm tra, trên cơ sở đó tự biết đánh giá sự tiến bộ của bản thân qua mỗi bài thi và có kế hoạch vươn lên giành kết quả cao trong khi làm thi.

TTCM lên kế hoạch phân loại HS giỏi và HS yếu kém, trên cơ sở đó phân công các đồng chí GV bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo các em HS yếu kém để từng bước nâng cao chất lượng dạy học trong tổ chuyên môn, trong nhà trường.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)