1.6.1.1. Đặc thù nghề nghiệp người giáo viên Tiểu học
Nghề dạy học ở bậc TH có những đặc điểm giống với nghề dạy học ở các bậc học khác nhưng lại có những đặc thù riêng về mặt sư phạm mà người GV ở bậc học khác không được đào tạo hoặc không có được. Các em HS ở độ tuổi này có quy luật phát triển tâm – sinh lý riêng. Đây là lứa tuổi đang tiềm ẩn những khả năng phát triển rất lớn. Do vậy GV phải có tình thương yêu, lòng tin và sự tôn trọng đối với trẻ em, đối xử công bằng, dân chủ, lạc quan và tế nhị trong cách ứng xử, mềm dẻo nhưng lại kiên quyết.
Như vậy HĐ sư phạm của người GV TH gồm có: hoạt động dạy, hoạt động GD, hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động xã hội.
Từ cách nhìn nhận về người GV TH trên đây, có thể thấy lao động của người GV TH có những đặc điểm riêng, họ là những GV với tư cách “ông thầy tổng thể” trong HĐDH. Người GV TH không phải chỉ “dạy chữ” mà phải thực hiện mục tiêu “dạy chữ” trong mục tiêu “dạy người”, phải rèn cho trẻ bắt đầu hình thành tính cách con người. Những đặc điểm đó là:
- Đối tượng GD là trẻ em đang ở lứa tuổi hồn nhiên, hiếu động.
- Công cụ lao động của người GV là trí tuệ và phẩm chất của chính mình. Người GV dùng trí tuệ và nhân cách của mình để tác động vào đối tượng mà trí tuệ, nhân cách còn đang non trẻ đang cần hình thành và rèn luyện. Công cụ này sẽ tác động có hiệu quả khi người thầy có uy tín cao về
39
phẩm chất và năng lực. Hay nói cách khác là nếu đức và tài của thầy giáo càng cao thì sức thuyết phục HS càng lớn.
- Lao động của người GV có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì GV tạo ra sức lao động mới trong từng con người nhờ quá trình phức tạp, tinh tế và công phu.
- Lao động của người GV đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.
Tóm lại, lao động của người GV, đặc biệt là người GV TH là một loại hình lao động đặc thù mang tính “khai sáng” cho con người, từng bước cải thiện con người tự nhiên thành con người xã hội.
Với các đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi HSTH và đặc thù lao động của người GVTH nêu trên, có thể thấy công tác quản lí của TTCM đối với HĐDH ở các trường TH còn gặp phải những khó khăn nhất định. Đối với GV, công việc chuyên môn và công tác chủ nhiệm lớp ở TH đã chiếm hầu hết thời gian lao động. Chính vì thế, các biện pháp quản lí cần đi sâu vào thực chất, đúng mục tiêu, giảm tải các công việc liên quan đến tính quan liêu, hình thức, bàn giấy.
1.6.1.2. CSVC và các trang thiết bị dạy học
1) CSVC – kỹ thuật phục vụ dạy học lớp học, bàn ghế, bảng đen, phòng chức năng phụ trợ, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng dạy chuyên đề.
Người TTCM phải biết quan tâm tới điều kiện CSVC phục vụ HĐDH của tổ mình, thường xuyên đề xuất BGH tăng cường bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học thì mới nâng cao chất lượng dạy và học.
2) Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ GV và HS: Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất vì thiếu một trong hai điều kiện thì không tồn tại quá trình dạy học. Chất lượng đội ngũ GV và HS quyết định chất lượng quản lý HĐDH. Quản lý tốt quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng dạy học giúp TTCM đạt tới mục tiêu của kế hoạch năm học.
40
3) Sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trường tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp người TTCM đạt tốt mục tiêu của GD. 4) Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trường như phòng GD, sở GD thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về CSVC, hỗ trợ chỉ đạo giúp TTCM hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học của tổ mình.
5) Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dạy và học của nhà trường.
Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, người TTCM phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy và học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, đưa hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất.