Thực trạng quản lí khâu chuẩn bị giảng dạy của GV

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 72 - 74)

Để đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của GV, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn 30 cán bộ quản lí và 120 GV của 10 trường TH trên địa bàn Quận. Nội dung các phiếu thể hiện việc quản lí HĐDH ở 3 khâu: chuẩn bị; thực thi; kiểm tra, đánh giá.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lí khâu chuẩn bị giảng dạy của GV T

T

Các nội dung Mức độ đánh giá (%)

Tốt Khá TB Yếu Rất yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV A QUẢN LÍ KHÂU CHUẨN BỊ CỦA GV 1 2 3 4 5 6 7 Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học

100 83,3 16,7

Xây dựng kế hoạch giảng dạy và GD cho tổ chuyên môn theo từng tuần, tháng, học kì

100 83,3 16,7

Phân công GV chuyên

trách từng phân môn 100 83,3 16,7 Lên kế hoạch triển khai

các tiết chuyên đề 66,7 66,6 33,3 16,7 12,5 4,2 Lập ngân hàng đề thi

dành cho tổ khối 33,3 41,7 66,7 41,7 8,3 8,3

Thống nhất quy chế soạn giảng, chấm chữa, giờ giấc ra vào lớp...

100 100

Phổ biến quy chế chuẩn nghề nghiệp và giám sát các hoạt động chuyên môn theo ngành, theo quy định của trường.

67

Nếu như đối với mỗi GV, việc chuẩn bị mang tính chất định hướng thì trong công tác quản lí, đây là khâu quan trọng giúp quản lí chuyên môn đạt hiệu quả tốt.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lí và GV được hỏi đều cho rằng đây là khâu quan trọng, giúp quá trình dạy học thành công. Việc xây dựng kế hoạch chuyên môn theo năm học, kì học, từng tháng, tuần được đánh giá thực hiện tốt. Việc thực hiện quy chế chuyên môn: soạn, giảng, chấm, chữa bài... gần như được thực hiện theo quy định nên cả cán bộ quản lí và GV đều chung quan điểm thực hiện tốt (đạt 100%). Ngay từ đầu năm học, BGH đã lên kế hoạch phân công tổ chuyên môn, cử tổ trưởng. TTCM có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy cho tổ chuyên môn của mình cho từng tuần, tháng, học kì. 30/30 cán bộ quản lí (100%) khi được hỏi đều đánh giá thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Việc phân công GV chuyên trách từng phân môn cũng được các tổ chuyên môn thực hiện tốt (đạt 100 %)

Việc triển khai các chuyên đề trong thực tế hiện nay tại các trường vẫn còn thụ động, chủ yếu dựa vào lịch của phòng GD. TTCM là người lĩnh hội và triển khai lại tại tổ khối của mình. Chính vì thế mà giữa việc lập kế hoạch và thực tế đôi khi không trùng khớp. Bản thân các TTCM cũng tự nhận thấy chỉ có 66,7% số người được hỏi thực hiện tốt. GV thì có quan điểm khác, họ cho rằng, đối với nhiệm vụ này, TTCM bị động, chưa triển khai tốt kế hoạch trong tổ. (15/120 = 12,5% GV đánh giá ở mức độ trung bình, 5/120 = 4,2% đánh giá ở mức độ yếu). Thực tế, có TTCM không lên kế hoạch các tiết chuyên đề cho tổ của mình vì chờ lịch bổ sung của phòng GD.

Trong quá trình giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS là việc làm thường xuyên. Vì vậy, TTCM sẽ thu thập, tạo cho tổ chuyên môn của mình ngân hàng đề thi mang tính chất xuyên suốt các mạch kiến thức cho cả năm học. Đó cũng là căn cứ để so sánh chất lượng giữa các năm học. Tuy vậy, không phải TTCM nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc lưu giữ đề thi. Qua kết quả khảo sát , chỉ có 33,3% TTCM làm

68

tốt công việc này. Thực tế cho thấy, ở một số trường TH, việc ra đề thi để kiểm tra, đánh giá HS và GV thuộc về trách nhiệm của BGH (giao cho hiệu phó phụ trách chuyên môn). Tuy nhiên, cách làm này chưa đạt hiệu quả vì TTCM cũng là GV, họ trực tiếp giảng dạy nên nắm rõ trình độ nhận thức của HS, việc ra đề sẽ sát thực tế hơn. Thực tế, GV đánh giá việc lập ngân hàng đề thi cho tổ chuyên môn của TTCM chỉ ở mức khá, thậm chí 10/120 GV = 8,3% đánh giá ở mức trung bình và 10/120GV = 8,3% đánh giá ở mức yếu.

Việc quản lí khâu chuẩn bị giảng dạy của GV hiện nay chủ yếu thông qua kiểm tra hồ sơ, giáo án. Có trường quy định phải có giáo án của tuần thực dạy trước 1 tuần, có trường quy định có trước 03 ngày. Còn trên thực tế, mặc dù GV nào cũng nhận thức rõ được quy định của trường, nhưng không phải tất cả GV đều thực hiện tốt. Chỉ khi nào có thanh, kiểm tra, GV mới chuẩn bị đầy đủ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 72 - 74)