Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường TH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 34 - 36)

a/ Khái niệm về tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là tập thể GV được tổ chức theo khối lớp hoặc liên khối lớp, đó là một nhóm chính thức tồn tại trên cơ sở pháp quy. Tổ chuyên môn gồm có TTCM và tổ phó chuyên môn. Trong công tác, các thành viên trong tổ có quan hệ trực tiếp với nhau và cùng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ đó.

b/ Vị trí của tổ chuyên môn trong trường TH

- Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở cuối cùng của bộ máy tổ chức nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận của hệ thống tổ chức chính quyền.

- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai toàn bộ các hoạt động GD của nhà trường tới các GV và HS các lớp.

- Tổ chuyên môn có quan hệ cộng đồng, hợp tác với các tổ nghiệp vụ trong trường dưới sự quản lí chỉ đạo của Hiệu trưởng.

- Tổ chuyên môn còn có quan hệ phối hợp với các tổ Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chức đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trên cơ sở tôn trọng tính độc lập của các tổ chức này.

- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng phải nhất thiết dựa vào đó mà tổ chức quản lí HĐDH.

c/ Vai trò và chức năng của Tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Ở nhà trường có các tập thể khác nhau, dù có sự khác biệt nhất định nhưng đều thực hiện các chức năng đối với cá nhân, đó là: tạo mọi cơ hội để đưa cá nhân tham gia vào các hoạt động vì lợi ích GD của trường, đồng thời cũng thoả mãn các lợi ích chính đáng của cá nhân. Từ đó, thu hút và đưa cá

29

nhân tham gia vào các hoạt động sư phạm, nghiệp vụ của tổ khối nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và GD từng cá nhân của trường.

Trong tổ chuyên môn, mỗi cá nhân được gần gũi và hiểu nhau hơn. Từ đó tạo sự liên kết hoà nhập, tương trợ giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Mặt khác, trong tổ nhờ sự tác động của dư luận mà phát hiện những sai lệch, sai trái để tự sửa chữa, uốn nắn đi đến mục đích chung là chất lượng giảng dạy và GD, hoàn thành được nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của tổ, trường đề ra.

Tổ chuyên môn sẽ giúp hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, trong đó TTCM cùng với tổ phó chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lí GV, thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch chung của nhà trường.

Tổ chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụ trách. Ngoài ra Tổ chuyên môn còn là đơn vị cơ sở cần xây dựng kế hoạch chung giúp các tổ viên xây dựng kế hoạch trong công tác chuyên môn của mình, là nơi đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các hoạt động chuyên môn của từng GV.

Tổ chuyên môn là nơi tổ chức, tiến hành và trao đổi nghề nghiệp tự học, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các giờ rút kinh nghiệm và tham gia tốt các phong trào trong tổ.

Tóm lại : Tổ chuyên môn phải quản lí nhiều mặt nhưng điều quan

trọng nhất là việc quản lí các phong trào thi đua Hai tốt “Dạy tốt – Học tốt ” theo đúng nội dung, phương pháp của chương trình cùng phối hợp với các trang thiết bị dạy học hiện có và tự làm; quản lí GV giúp GV làm việc theo đúng quy chế chuyên môn.

d/ Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ GD-ĐT.

30

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá việc GD HS, hiệu quả giảng dạy của GV theo kế hoạch đã đề ra.

- Đề xuất khen thưởng và kỉ luật đối với GV. - Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động khác. - Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lí của tổ trưởng chuyên môn đối với hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận cầu giấy - hà nội (Trang 34 - 36)