1.2.3.1.Trường Tiểu học trong hệ thống GD quốc dân a.Vị trí trường Tiểu học
Tại điều 2: Điều lệ trường TH đã nêu rõ vị trí của trường TH : “Trường TH là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.”
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
Tại điều 3: Điều lệ trường TH nêu nhiệm vụ và quyền hạn của trường TH như sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động GD đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình GD phổ thông cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập GD và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động GD của các cơ sở GD khác thực hiện chương trình GD TH theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình TH cho HS trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển GD của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng GD. 5. Quản lí cán bộ, GV, nhân viên và HS.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, CSVC, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
26
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động GD.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
c. Mục tiêu quản lí trường Tiểu học
Hệ thống GD quốc dân của các nước trên thế giới đều có phân thành các bậc học. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, một phương thức riêng; mỗi bậc học có mục tiêu GD, có nội dung và phương pháp tổ chức GD đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý HS và yêu cầu của xã hội với bậc học đó.
GD TH được mọi quốc gia quan tâm, ở nước ta bậc TH là bậc học phổ thông đầu tiên và được xác định là: bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân. Bậc TH dành cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 (chủ yếu từ 6 đến 11 tuổi).
* Đặc điểm của HS TH
Theo tác giả Nguyễn Kế Hào thì các em HS ở lứa tuổi này có những đặc điểm sau:
* Mỗi HSTH là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên. * Mỗi HSTH tiềm tàng một khả năng phát triển.
* Mỗi HSTH là một nhân cách đang hình thành.
Trẻ em ở độ tuổi HSTH là một thực thể, chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa định hình, chưa hoàn thiện mà là thực thể đang lớn lên, đang phát triển. Ở mỗi trẻ em, các bộ phận, các cơ quan của cơ thể với chức năng riêng cũng phát triển không đều, không tạo được sự hài hòa cân đối ngay. Về mặt tâm lý cũng vậy, các quá trình, các thuộc tính tâm lý cũng phát triển không đồng đều, chưa hoàn thiện, chưa hài hòa. Có thể nói rằng, những gì con người có thể có được, về cơ bản, còn đang ở phía trước các em, đang hứa hẹn trong quá trình phát triển của các em.
27
Ba đặc điểm cơ bản trên tạo cho HSTH có tính chất dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, sự GD, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. HSTH phát triển theo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn thiện dần con người mình theo hướng mục tiêu GD. Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻ phải được chọn lọc, bảo đảm sự đúng đắn và lành mạnh; phương pháp GD trẻ cũng phải đúng, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em.
Qua các tài liệu nghiên cứu, qua thực tiễn cho thấy, trẻ em TH ngày nay không phải chỉ có nhu cầu học 9 môn (theo chương trình quy định) mà các em còn có mong muốn được tìm hiểu thêm về môi trường xung quanh, được tham gia các HĐ tập thể, được làm quen với các phương tiện thông tin… Ngoài những môn học chính khóa, các em HS còn thích được học thêm các môn năng khiếu nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học… Cũng có nhiều HS muốn được học hoặc tham gia đồng thời nhiều môn, nhiều hoạt động. Điều đó chứng tỏ HSTH có nhu cầu đòi hỏi được phát triển toàn diện.
* Mục tiêu của giáo dục Tiểu học
Bậc TH có bản sắc riêng và có tính chất độc lập tương đối vì nó không bắt buộc phụ thuộc vào sự GD của bậc học trước (bậc học mầm non) và các bậc học sau. Mà ngược lại, các bậc học sau đó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả GD của bậc TH. Điều 27 của Luật GD đã chỉ rõ mục tiêu của GDTH là: “GDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở”.
Như vậy có thể thấy: “Bậc TH tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường nét ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi và tính người được hình thành và định hình ở HSTH sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, như kỹ năng thực hiện phép tính, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống hàng ngày…). Những gì đã được hình thành và
28
định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. Đặc điểm này đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học và tính nhân văn cao ở một nền GD, ở nhà trường, ở mỗi GV và mỗi cán bộ QLGD”.
1.3. Tổ chuyên môn và hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng Tiểu học
1.3.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn trong trường TH
a/ Khái niệm về tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là tập thể GV được tổ chức theo khối lớp hoặc liên khối lớp, đó là một nhóm chính thức tồn tại trên cơ sở pháp quy. Tổ chuyên môn gồm có TTCM và tổ phó chuyên môn. Trong công tác, các thành viên trong tổ có quan hệ trực tiếp với nhau và cùng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ đó.
b/ Vị trí của tổ chuyên môn trong trường TH
- Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở cuối cùng của bộ máy tổ chức nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận của hệ thống tổ chức chính quyền.
- Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai toàn bộ các hoạt động GD của nhà trường tới các GV và HS các lớp.
- Tổ chuyên môn có quan hệ cộng đồng, hợp tác với các tổ nghiệp vụ trong trường dưới sự quản lí chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Tổ chuyên môn còn có quan hệ phối hợp với các tổ Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chức đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trên cơ sở tôn trọng tính độc lập của các tổ chức này.
- Tổ chuyên môn là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng phải nhất thiết dựa vào đó mà tổ chức quản lí HĐDH.
c/ Vai trò và chức năng của Tổ chuyên môn trong trường Tiểu học
Ở nhà trường có các tập thể khác nhau, dù có sự khác biệt nhất định nhưng đều thực hiện các chức năng đối với cá nhân, đó là: tạo mọi cơ hội để đưa cá nhân tham gia vào các hoạt động vì lợi ích GD của trường, đồng thời cũng thoả mãn các lợi ích chính đáng của cá nhân. Từ đó, thu hút và đưa cá
29
nhân tham gia vào các hoạt động sư phạm, nghiệp vụ của tổ khối nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và GD từng cá nhân của trường.
Trong tổ chuyên môn, mỗi cá nhân được gần gũi và hiểu nhau hơn. Từ đó tạo sự liên kết hoà nhập, tương trợ giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Mặt khác, trong tổ nhờ sự tác động của dư luận mà phát hiện những sai lệch, sai trái để tự sửa chữa, uốn nắn đi đến mục đích chung là chất lượng giảng dạy và GD, hoàn thành được nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch của tổ, trường đề ra.
Tổ chuyên môn sẽ giúp hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, trong đó TTCM cùng với tổ phó chuyên môn giúp Hiệu trưởng quản lí GV, thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch chung của nhà trường.
Tổ chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS trong khối lớp phụ trách. Ngoài ra Tổ chuyên môn còn là đơn vị cơ sở cần xây dựng kế hoạch chung giúp các tổ viên xây dựng kế hoạch trong công tác chuyên môn của mình, là nơi đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các hoạt động chuyên môn của từng GV.
Tổ chuyên môn là nơi tổ chức, tiến hành và trao đổi nghề nghiệp tự học, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các giờ rút kinh nghiệm và tham gia tốt các phong trào trong tổ.
Tóm lại : Tổ chuyên môn phải quản lí nhiều mặt nhưng điều quan
trọng nhất là việc quản lí các phong trào thi đua Hai tốt “Dạy tốt – Học tốt ” theo đúng nội dung, phương pháp của chương trình cùng phối hợp với các trang thiết bị dạy học hiện có và tự làm; quản lí GV giúp GV làm việc theo đúng quy chế chuyên môn.
d/ Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ GD-ĐT.
30
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá việc GD HS, hiệu quả giảng dạy của GV theo kế hoạch đã đề ra.
- Đề xuất khen thưởng và kỉ luật đối với GV. - Giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động khác. - Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần.
1.3.2. Nhiệm vụ của TTCM
TTCM trong trường TH nhiệm vụ chính vẫn là dạy học, nhiệm vụ kiêm nhiệm là quản lý và điều hành hoạt động của tổ. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quản lý của người tổ trưởng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
1.3.3. Quyền hạn và trách nhiệm của TTCM
1) Quy định chung
TTCM là người có uy tín nhất định về chuyên môn trong tổ, nhóm chuyên môn.
Có khả năng tập hợp quần chúng, điều hành các hoạt động chuyên môn của tổ.
TTCM là người luôn gương mẫu thực hiện quy chế chuyên môn. 2) Quy định về quyền hạn của TTCM
TTCM được có quyền đề đạt với Ban lãnh đạo nhà trường về việc thay đổi phân công chuyên môn của tổ, nhóm mình.
TTCM được hưởng các chế độ phụ cấp đối với TTCM theo quy định hiện hành.
Được theo học các lớp chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ hiện hành.
3) Quy định về trách nhiệm của TTCM
TTCM là người trợ giúp cho BGH nhà trường về các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm do mình phụ trách. Tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm. Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu… trong tổ, nhóm chuyên môn.
31
Chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về các hoạt động chuyên môn, cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách.
a/ Quản lý giảng dạy của GV
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch GD, phân phối chương trình môn học của Bộ GD-ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng ĐDDH, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; sử dụng ĐDDH, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết SKKN về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém…);
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá…).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động GD khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
32
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ…);
- Dự giờ GV trong tổ theo quy định (4 tiết/GV/năm học);
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại GV; đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV… Việc này đòi hỏi TTCM phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công). b/ Quản lý học tập của HS
- Nắm được kết quả học tập của HS mình quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng GD;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu GD.
- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
- Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV theo yêu cầu của hiệu trưởng. Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng HS giỏi. Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết SKKN.
Được tham dự các cuộc họp quan trọng của nhà trường. Tham gia, đóng góp ý kiến vào những chủ trương lớn của nhà trường.
Tham mưu với BGH nhà trường trong việc phân công chuyên môn, đánh giá chuyên môn của các thành viên trong tổ, nhóm.
Dự giờ thăm lớp của các thành viên trong tổ, nhóm thuộc chuyên môn của mình 1 tiết/học kì.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.
1.3.4. Những phẩm chất và năng lực cần có của người TTCM
TTCM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch GD, phân phối chương trình môn học
33
của Bộ GD-ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý.
Do đó, TTCM phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, HS. TTCM phải là người có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn