Nghiên cứu này bắt đầu từ cơ sở về các lý thuyết về sự hài lòng với dịch vụ công;
các mô hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu này kế thừa rất
nhiều kiến thức từ các nhà lý thuyết và các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, việc kế thừa
chủ yếu nhất là từ nghiên cứu của Parasuraman và cộng sự (1988; 1991; 1993)
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sang (2014). “ Nâng cao chất lượng dịch vụ uqanr
lý thuế xuất nhập khẩu của cục Hải quan Nghệ An” Trong mô hình đánh giá sự hài lòng bao gồm 05 thành phần: (1) Tin cậy, (2) Đáp ứng (3) Đảm bảo, (4) Đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình.
Với kết quả nghiên cứu của mô hình nghiên cứu này có 3 thành phần ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng là: Tin cậy, Đồng cảm, hữu hình. Quá trình tiến hành nghiên cứu tác giả đã bổ sung thêm biến “phí và lệ phí” vào đề tài, trong khi đề tài Của Nguyễn Ngọc Sang (2014) không có thành phần này. Nhưng khi biến quan sát
nghĩa thống kê, loại khỏi mô hình. Điều này phản ánh đúng thực tế thực trạng hải quan
một cửa tại đây, khi mà việc áp dụng chính sách hải quan một cửa tại đây mới áp
dụng, đang còn nhiều khó khăn bước đầu chính về thế doanh nghiệp chưa cảm thấy hết được sự cảm thông đồng cảm của CBCC tại đây đối với doanh nghiệp
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Cường (2011) “Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang”. Tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước về sự hài lòng và CLDV tiến hành thảo luận và khảo sát thử với các chuyên gia đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, đưa ra mô hình đề xuất gồm có 7 nhân tố: (1) Cơ sở vật
chất; (2) Tính minh bạch; (3) Năng lực phục vụ; (4) Sự đáp ứng; (5) Độ tin cậy; (6)
Công bằng, dân chủ; (7) Sự cảm thông. Sau khi kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm định của mô hình EFA, nhận diện có 7 nhân tố đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng với các biến đặc trưng của nhân tố được sắp xếp lại khác với mô
hình lý thuyết ban đầu như: (1) Sự cảm thông, công bằng; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng;
(4) Công khai quy trình; (5) Năng lực phục vụ; (6) Cơ sở vật chất; (7) Công khai công
vụ. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm chính đó là người dân (cá nhân) và doanh nghiệp (tổ chức) nhưng tác giả chưa tách bạch được mức độ hài lòng giữa hai nhóm đối tượng này.Kết quả này có tương đồng với nghiên cứu cuả tác giả. Bổ sung
thêm một số thành phần mới như. Công khai quy trình và công khai công vụ nhưng đây đề tài đề cập đến lĩnh vực thuế. Khác với đề tài của tác giả về lĩnh vực hải quan
một cửa
Như vậy, giữa các nghiên cứu có được sự đồng nhất về các nhân tố tác động đến
sự hài lòng với dịch vụ hải quan một cửa. Trong đó, hầu như các nghiên cứu đều chỉ ra
rằng, yếu tố tin cậy là yếu tố có tác động mạnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Điều
này là hoàn toàn phù hợp bởi, đối với dịch vụ công. Việc tạo niềm tin, tạo tin cậy cho khách hàng, người dân, doanh nghiệp là rất quan trọng.