Nhiệm vụ của cơng tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng dược Phú Thọ (Trang 26 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.4. Nhiệm vụ của cơng tác quản lý tài chính

Để cĩ thể tranh thủ được các lợi ích của việc mở rộng thị trường và giải quyết những thách thức ngắn hạn, các doanh nghiệp cần làm tốt một số nhiệm vụ trọng điểm trong cơng tác quản lý tài chính sau:

Thứ nhất, một nhà quản lý tài chính thành cơng luơn hiểu rõ tình hình tài chính như lịng bàn tay. Thơng qua các báo cáo tài chính, những chuyên gia về quản lý tài chính sẽ phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp lành mạnh hay khơng lành mạnh, từ đĩ để nhìn thấy tình

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hình thực tế ẩn giấu ở bên trong hoặc cũng từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa doanh nghiệp đến thành cơng.

Việc đọc và hiểu một báo cáo tài chính đồng nghĩa với việc nắm tình hình nội bộ của doanh nghiệp. Thơng qua báo cáo tài chính, các chuyên gia quản lý tài chính cĩ thể phán đốn nền tảng của doanh nghiệp tốt hay xấu, biết được doanh nghiệp đang phát triển hay suy yếu. Ngồi ra, các chuyên gia quản lý tài chính cịn cĩ thể chỉ ra hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp hoạt động hay khơng hoạt động.

Một số chuyên gia quản lý tài chính đã đúc kết thành kinh nghiệm rằng đối với bản báo cáo tài chính, bạn cần phải đọc kỹ từng dịng và suy nghĩ xem điều gì làm chưa tốt hay cịn cĩ thể làm được gì để hồn thiện nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn như tỷ lệ cổ phiếu là chỉ tiêu của nhà đầu tư bên ngồi, cịn nhà đầu tư nội bộ cần những chỉ tiêu tài chính khác.

Một nhà quản lý tài chính cần phải hiểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp cĩ thể ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đĩ thơng qua phân tích để cĩ thể biết được doanh nghiệp cĩ khả năng tiến hành đầu tư dự án nào đĩ hay khơng. Các con số cĩ thể cho nhà quản lý biết sau khi cơng ty vay tiền đầu tư cĩ thể phát sinh hiện tượng gì và cả những ảnh hưởng lâu dài của các khoản nợ đối với sự cân bằng thu chi. Bản báo cáo tài chính cũng là nơi để nhà quản lý tài chính biết những đầu tư của doanh nghiệp cĩ an tồn hay khơng, cĩ phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp hay khơng. Từ đĩ cĩ thể nhanh chĩng phán đốn được khoản đầu tư này lỗ hay lãi trong một thời gian ngắn.

Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của doanh nghiệp phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm sốt được bội chi, tiến tới cân bằng

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hố, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của đơn vị. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an tồn tài chính doanh nghiệp.

Thứ ba, tập trung hồn thiện cơ chế quản lý tài chính. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính cĩ năng lực, trình độ chuyên mơn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đĩ, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thơng tin quản lý tài chính hiệu quả để cĩ thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn.

Thứ năm, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luơn cĩ những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất, tức là:

- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đơng, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp cho nhân viên; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cĩ mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Quản lý tài chính trong doanh nghiệp cịn cĩ nhiệm vụ kiểm sốt việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo

1.2.1. Các nhân tố khách quan

Một là, chính sách của Nhà nước. Mọi hoạt động tài chính của cơ sở đào tạo đều phải tuân theo pháp luật của nhà nước, luật kế tốn, các văn bản hướng dẫn của nhà nước cĩ liên quan. Để từ đĩ cĩ thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên mơn được giao và thực hiện tốt vai trị của các cơ sở đào tạo đối với đời sống xã hội.

Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với cơ sở đào tạo ngồi cơng lập là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thơng tư do nhà nước ban hành quy định về quản lý tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo.

Chính vì vậy chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ tác động trực tiếp đến quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo ngồi cơng lập. Chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp, cơng cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế- xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo hướng, mục tiêu tổng thể của Nhà nước.

Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thơng qua cơng cụ này Nhà nước định hướng hành vi của chủ thể kinh tế xã hội để cùng định hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Qua đĩ hướng suy nghĩ và hành động cho mọi thành viên vào thực hiện mục tiêu chung. Đồng thời định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lục để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và cĩ hiệu quả.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hoạt động tài chính ở các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập khơng chỉ chịu sự chi phối bởi bản thân hoạt động của con người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tài chính, mà cịn chi phối bởi mơi trường kinh tế xã hội khách quan, bởi các chính sách kinh tế- xã hội mà hoạt động tài chính đĩ đang tồn tại. Nĩ sẽ được phát triển hoặc thu hẹp tùy thuộc vào quan điểm khuyến khích hoặc hạn chế của chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước.

Hai là, cơ chế quản lý tài chính. Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp tác động lên các hoạt động tài chính phát sinh và phát triển trong quá trình hoạt động ở một tổ chức, đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội hay tồn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đảo bảo cho hoạt động tài chính vận động và phát triển đạt được những mục tiêu đã định. Cụ thể hơn, cơ chế quản lý tài chính cĩ thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị cĩ liên quan.

Cơ chế quản lý tài chính cĩ vai trị quan trọng đối với hoạt động của các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập, nĩ cĩ tác động quyết định đến phương thức tồn tại và vận động của các hoạt động tài chính trong quá trình thực hiện các hoạt động đào tạo ở các cơ sở đĩ. Sự tác động đĩ diễn ra theo hai hướng tích cục và tiêu cực. Nếu cơ chế quản lý tài chính đĩ bao gồm các hình thức, phương pháp, biện pháp phù hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, phát huy mặt tích cực, hạn chế khuyết điểm thì nĩ sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo phát triển. Nếu cơ chế quản lý tài chính đĩ bao gồm các hình thức, phương pháp, biện pháp trái chiều, mâu thuẫn nhau thì nĩ sẽ trở thành nhân tố kim hãm, triệt tiêu sự phát triển của hoạt động đào tạo.

Cơ chế quản lý tài chính gĩp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính. Mặt khác cơ chế quản lý tài chính quy định khung pháp lý về mơ hình tổ chức, hoạt động của đơn vị.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.2. Các nhân tố chủ quan

1.2.2.1. Cơng tác huy động nguồn thu của đơn vị

Mục đích hoạt động chủ yếu nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng, huấn luyện tư duy và hướng giải quyết vấn đề, đồng thời bồi dưỡng nhân cách và thể lực… cho sinh viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho các cổ đơng và tích lũy để tiếp tục mở rộng và phát triển. Ngồi ra, cịn nhằm mục đích nghiên cứu, thường gồm việc phát triển những lý luận và kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào thực tiễn, chuyển giao cơng nghệ…

Do đĩ, mục đích quản lý tài chính của các cơ sở đào tạo ngồi cơng lập cĩ đặc điểm chính là vừa tạo ra lợi nhuận, vừa đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đây là điểm tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa cơ sở đào tạo ngồi cơng lập và cơ sở đào tạo cơng lập.

1.2.2.2. Cơng tác tổ chức quản lý của đơn vị

Do đặc điểm hoạt động đào tạo địi hỏi chuyên mơn rất cao nên sự phân quyền trong các trường cao đẳng, đại học thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, sự chồng chéo về quyền lực và ảnh hưởng đĩ làm cho cơ cấu tổ chức trong trường khơng hình thành những tuyến rõ ràng. Cơ cấu tổ chức của các trường học khơng cĩ dạng hình chĩp thơng thường. Trái lại, đĩ là một sự đan xen phức tạp của trách nhiệm và một sự phát triển khơng ngừng những trung tâm ra quyết định.

1.2.2.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong đơn vị

Nhân tố con người đĩng vai trị hạt nhân trong hoạt động quản lý của một tổ chức. Người quản lý cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác, kịp thời của các quyết định quản lý. Do đĩ, nĩ cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nĩi chung cũng như quản lý tài chính nĩi riêng.

Một cơ sở đào tạo cĩ đội ngũ cán bộ quản lý cĩ trình độ nghiệp vụ chuyên mơn cao, giàu kinh nghiệm thì sẽ đưa ra được các phương pháp quản lý phù hợp, xử lý thơng tin kịp thời, chính xác, đảm bảo cho hoạt động tài

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính đạt được hiệu quả cao. Ngược lại một cơ sở đào tạo cĩ đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém về trình độ nghiệp vụ chuyên mơn, về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì sẽ khĩ khăn trong cơng tác quản lý tài chính, kế tốn của đơn vị, các thơng tin mà kế tốn, tài chính đưa ra sẽ thiếu tính chính xác, kịp thời.

1.2.2.4. Hệ thống kiểm sốt nội bộ trong đơn vị

Hệ thống kiểm sốt nội bộ là một hệ thống kiểm sốt do đơn vị lập ra, bao gồm: các quy định, các thủ tục kiểm sốt và các loại kiểm sốt nhằm kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động của đơn vị, bảo đảm cho các hoạt động của đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sĩt, để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng cĩ hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm sốt nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế tốn giúp cho các nhà quản lý đơn vị cĩ được các thơng tin đáng tin cậy trong việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình.

1.2.2.5. Khấu hao tài sản cố định

Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp rất quan trọng trong việc thu hồi vốn cố định và hạn chế ảnh hưởng của hao mịn vơ hình. TSCĐ thường chiếm lượng giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài nên việc lựa chọn phương pháp khấu hao và quản lý quỹ khấu hao ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý tài sản cũng như cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại doanh nghiệp

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của cơng ty Johnson & Johnson Hoa

kỳ: Nỗ lực giữ gìn danh tiếng

Cơng ty Johnson & Johnson là một cơng ty dược phẩm, thiết bị y tế và đĩng gĩi hàng hĩa tiêu dùng của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1886. Cơng ty được liệt kê vào danh sách 500 cơng ty hàng đầu của Fortunes. J&J luơn được biết đến là một cơng ty danh tiếng.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tylenol là một thương hiệu thuốc giảm đau của cơng ty Johnson & Johnson, do khơng chứa aspirin nên hiệu quả điều trị khá tốt và được tiêu thụ rất mạnh.

Khoảng gần cuối năm 1982, cĩ 7 người ở Chicago bị ngộ độc và xuất hiện tin đồn rằng nguyên nhân là do uống thuốc giảm đau Tylenol. Thơng tin này bị lan truyền nhanh chĩng khiến uy tín của Johnson & Johnson ảnh hưởng nghiêm trọng. Người tiêu dùng khơng chỉ tẩy chay loại thuốc Tylenol mà cịn khơng mua các loại thuốc khác do cơng ty sản xuất khiến cho Johnson & Johnson đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Giải pháp đƣợc cơng ty Johnson & Johnson áp dụng

- Thứ nhất, họ tiến hành nghiên cứu phân tích những viên thuốc mà các nạn nhân đã uống. Kết quả cho thấy những viên thuốc này đã bị kẻ xấu tiêm độc chất Xyanua nên mới dẫn đến tử vong.

- Thứ hai, thay vì trốn tránh trách nhiệm và lánh mặt các phương tiện truyền thơng, Ơng Tổng giám đốc của Johnson & Johnson đã đích thân lên truyền hình xin lỗi về tai nạn ngồi ý muốn, đồng thời khẳng định thuốc Tyleno thực sự khơng độc hại, hiệu quả rất tốt và các nạn nhân chết là do uống phải thuốc Tylenol đã bị nhiễm độc.

- Thứ ba, cơng ty tuyên bố thu hồi lại sản phẩm từ tất cả các điểm tiêu thụ, sẵn sàng đổi thuốc mới miễn phí cho khách hàng đã mua thuốc cũ.

- Thứ tư, để đảm bảo an tồn cho khách hàng, cơng ty tuyên bố sẽ bỏ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng dược Phú Thọ (Trang 26 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)